Với mức chi ngân sách không đúng này ở Hà Tĩnh, không đảm bảo cho hoạt động của các cơ sở giáo dục, khiến các trường vô cùng lúng túng. Cô Nguyễn Thị V. (Hiệu trưởng trường T.H Hồng Lĩnh) phân trần: “ Vì chi khác không đủ nên các trường phải vận động hỗ trợ từ phụ huynh học sinh. Phụ huynh khổ, nhà trường cũng chẳng sung sướng gì. Cán bộ, giáo viên, kế toán, Tài vụ căng thẳng, bất an, lo ngay ngáy. Nếu thực hiện không đúng Hướng dẫn 1702 /LNTC-GDDT dẫn đến sai sót một vài khoản như trường bạn lại bị kỷ luật, buồn lắm. Chúng tôi mong muốn cấp trên chi đủ kinh phí để hoạt động”.
![]() |
Ông Đoàn Đình Anh- Trưởng ban VHGD Hội đồng nhân dân tỉnh phát biểu tại 1 cơ sở giáo dục huyện Cẩm Xuyên |
Không được cấp đủ chi, nhiềucơ sở giáo dục xuống cấp. Năm 2014, tại Hà Tĩnh có 59 trường đạt chuẩn quốc gia bị rút, trong đó huyện Hương Khê, một huyện miền núi có phong trào làm trường chuẩn quốc gia tiêu biểu nhất, bị rút 11 trường từ chuẩn quốc gia xuống không đạt chuẩn.
“Hoạt động giáo dục của nhà trường mỗi năm mỗi khác, năm sau yêu cầu lại cao hơn năm trước. Một năm chúng tôi có hàng chục cuộc mà cuộc nào cũng cần tiền nào là khai giảng, tổng kết. Nào là đại hội (chi bộ, đoàn, đội, CNVC…); nào là các ngày lễ trọng: 8/3, 26/3, 19/5, 27/7, 20/10, 20/11, 22/12; Nào là tuần lễ học tập suốt đời, và nhiều cuộc thi văn nghệ, thể dục thể thao, thi HSG, thi viết vẽ., thi tìm hiểu luật pháp, thi tìm hiểu ATGT, tìm hiểu về Nguyễn Du, “truyện Kiều” vv...
Chưa hết còn đổi mới giáo dục, triển khai chương trình VNEN mà bất cứ cuộc nào cũng không thể bỏ, nên vô cùng lúng túng” - Cô Phạm Thị P. (Hiệu trưởng trường Tiểu học ở Đức Thọ) chia sẻ.
Mấy năm gần đây, thực hiện đề án sắp xếp lại mạng lưới các trường lớp đã tạo điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục, nhưng một số trường học vì không được cấp kinh phí nên rơi vào tình trạng khó khăn.
Thầy Lê Khắc H. (Thị trấn Hương Khê) bức xúc: “Trong 3 năm, trường chúng tôi có 2 đợt nhập trường. Đợt 1: nhập 152 em từ xã Hương Xuân; đợt 2 nhập 204 em từ xã Lộc Yên, nâng số lớp lên 24 và số học sinh lên 818 em mà không được cấp thêm đồng nào.
Hiện nhà trường phải lấy phòng bộ môn làm phòng học mới đủ bố trí học một ca, bàn ghế chủ yếu bàn kiểu cũ ngồi 4 em/1 bàn. Nhiều cuộc họp, tôi đã kiến nghị, nhưng chẳng có thay đổi gì. Buồn quá!”
“Trút gánh nặng ngân sách xuống phụ huynh”
Trong nghị quyết 136/2010/NQ-HĐND ở “ Điều 2: Giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này”. Trách nhiệm đã rõ. Vấn đề này rất mong UBND tỉnh Hà Tĩnh xem xét và giải quyết.