“Cày” đường bê tông làm đường “dự án”…dân lội bùn!
Năm 2010, UBND tỉnh Hà Tĩnh ủy quyền cho Ban quản lý KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (nay là Ban quản lý KKT Hà Tĩnh) tiến hành thi công tuyến đường giao thông độc đạo để phục vu nhu cầu dân sinh của người dân khối 9 thị trấn Tây Sơn. Mức kinh phí đầu tư cho tuyến đường này là trên 6 tỷ đồng, được trích từ nguồn ngân sách Trung ương và một phần ngân sách của tỉnh.
![]() | ||
4 năm thực hiện dự án đường mới chỉ xong phần san lấp mặt bằng |
Tuyến đường ban đầu có chiều dài chừng 1, 2 km, rộng 8 m (2 mét lề), điểm bắt đầu từ cầu Rào Qua đi qua cầu sắt Khe Bùn đến đoạn tiếp giáp với đường hai chiều của thị trấn. Thiết kế ban đầu là mặt đường rải nhựa; cầu sắt Khe Bùn được đổ bê tông làm cầu tràn. Sau một thời gian tuyến đường này được khảo sát lại và thay đổi thiết kế ban đầu, từ mặt đường rải nhựa nay đổ bằng bê tông; cầu tràn được thay thành cầu có nhịp trụ. Một phần trong tuyến đường (từ điểm nối với đường hai chiều đi qua cầu sắt Khe Bùn vào chừng 300m được giao lại cho UBND huyện Hương Sơn làm chủ đầu tư và Ban xây dựng cơ bản của huyện này phụ trách.
Tháng 3/2011, Cty xây dựng Xuân Bình (trụ sở tại TP Hà Tĩnh) tiến hành khởi công san lấp mặt bằng để thi công, nhưng từ đó đến nay đã 4 năm trôi qua dự án này chỉ “vẽ” ra được sự lổn ngổn về mặt bằng và hệ thống cống thoát nước ngang nham nhở. Trong khi đó phần đường và cầu được “san sẻ” sang cho UBND huyện Hương Sơn làm chủ đầu tư thì Bản quản lý xây dựng huyện này đã triển khai cơ bản đã xong.
Dự án “ vẽ” ra rồi để đó, nhà thầu thi công sau khi san nền xong đã “ một đi không trở lại” dẫn đến hơn 100 hộ dân nơi đây cứ đến mùa mưa lũ là bì bỏm bởi con đường ngập ngụa bùn đất.
![]() | ||
Ông Hà Huy Lý: Biết dự án chậm như thế này thì cứ để đường bê tông cũ mà đi |
Trước khi chưa có dự án còn đường này vốn đã được người dân và chính quyền thị trấn Tây Sơn đổ bằng bê tông rộng 4m.
Thấy PV chụp ảnh, nhiều người dân vì quá bất mãn đã thốt lên rằng: “ không làm được đường dân sinh thì thôi chứ đừng để cho dân thêm khổ”.
Hăm hở hiến đất rồi ngậm ngùi vì dự án.
Trong số trên 100 hộ dân khối 9 thì đã có 40 hộ dân liên quan trực tiếp trong việc hiến đất cho dự án này. Người ít thì chục m2, người nhiều có đến 40, 50 m. Để có được “mặt bằng sạch” cho nhà thầu thi công người dân nơi đây đã “ sẵn sàng bằng cả hai tay”. Chỉ có 2 hộ còn chần chừ nhưng rồi họ cũng nhất trí.
“Dự án không chịu triển khai, nhà thầu thi công rồi bỏ đó khiến người dân nơi đây rất vất vả khi mùa mưa đến. Có những lúc do ngập úng và bùn đất không đi lại được nên người dân cả khối lại ra ủy ban thị trấn phàn nàn. Những lúc như vậy chính quyền địa phương lại hỗ trợ 1 ít kinh phí để bà con đổ đá xô bồ đi tạm. Biết như thê này thì người dân chúng tôi sẽ không hiến đất và cứ để con đường bê tông cũ mà đi”, ông Hà Huy Lý bức xúc.
![]() | ||
Đường mới chưa hoàn thành, đường cũ đã tan nát vì san lấp mặt bằng |
Chính quyền địa phương “lực bất tòng tâm” vì dự án thuộc về Ban quản lý KKT. Người dân không biết kêu đâu để đường sớm được hoàn thành.
Ông Nguyễn Xuân Bát - Khối trưởng khối 9 cho biết: Trước sự chậm trễ của dự án người dân đã rất nhiều lần trình bày sự việc chính quyền địa phương, Ban quản lý KKT, UBND huyện Hương Sơn và giờ đã lên tỉnh nhưng vẫn chưa có kết quả.
Ông Bát cũng cho biết thêm, năm 2014 cử trị thị trấn Tây Sơn cũng báo cáo sự việc lên PCT UBND tỉnh Nguyễn Thiện khi vị này về tiếp xúc cử tri tại địa phương.
![]() | ||
Phần dự án “ san sẻ” sang cho UBND huyện Hương Sơn làm chủ đầu tư cơ bản đã hoàn thành trong khi dự án thuộc về Ban quản lý KKT thì “ án binh bất động”. |
“Dự án đường và cầu dân sinh ở khối 9 của thị trấn dang dở khiến người dân và chính quyền địa phương rất phiền hà. UBND thị trấn đã nhiều lần đề xuất với Ban quản lý KKT sớm giải quyết nhưng vẫn chưa có kết quả”, ông Phạm Hoài An – Phó chủ tịch UBND thị trấn Tây Sơn than thở.
Theo Minh Tâm - Đặng Sơn (Tầm nhìn)