Tại Quảng Nam, theo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, hiện nay tổng số tàu cá của tỉnh đang hoạt động trên biển là 301 tàu/ 3.791 lao động. Trong đó 176 tàu gần bờ với 913 lao động đang được thông báo để khẩn trương vào bờ. 125 tàu xa bờ với 2.878 lao động, bao gồm có 15 tàu với 525 lao động đang câu mực ở khu vực Trường Sa, 110 tàu với 2.353 lao động đang câu mực, lưới vây ở Hoàng Sa.

Bộ đội Biên phòng đang giữ liên lạc với các tàu, hướng dẫn hướng di chuyển khỏi các khu vực nguy hiểm. Đến nay, đã có 5 tàu vào gần bờ, còn lại 105 tàu đã di chuyển đến vùng an toàn phía Nam.

Bộ đội biên phòng Núi Thành kêu gọi tàu thuyền neo đậu an toàn tại cảng Kỳ Hà

 

Người dân chèn chống nhà cửa trước bão

XEM VIDEO

Nhiều tuyến đường nội thị Tam Kỳ bị ngập
Ngư dân vùng đông Tam Kỳ thu hoạch hoa màu chạy lũ
Tàu thuyền neo đậu tránh bão tại cảng Kỳ Hà

Bộ đội Biên phòng đang tiếp tục theo dõi tình hình mưa bão để hướng dẫn các tàu cá chủ động phòng tránh, phát lệnh cho lực lượng Hải đội 2 thường trực lực lượng, phương tiện sẳn sàng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn. Các đồn Biên phòng trên tuyến biển đã không cho tàu bè ra khơi.

Từ trưa 14.9, các trường trên địa bàn TP.Tam Kỳ đã cho học sinh nghỉ học.

Tại Đà Nẵng, đến trưa ngày 14.9 mưa cực lớn, kèm theo gió giật mạnh đang hoành hành. Hàng loạt ngư dân vội vã vận chuyển tàu thuyền, ngư lưới cụ vào bờ tránh bão. Hàng loạt hàng quán trên các tuyến đường biển nghỉ buôn bán. Sóng biển tại biển Đà Nẵng cao 5-6m, biển động dữ dội. Nhiều phương tiện di chuyển trên đường bị gió hất tung, không thể di chuyển...

Sáng 14.9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Đà Nẵng đã gửi công điện khẩn, trong đó yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo cho học sinh toàn thành phố được nghỉ học bắt đầu từ trưa 14.9, đồng thời, giao Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo theo dõi diễn biến mưa bão, quyết định thời điểm phù hợp cho học sinh đi học lại.

Theo dự báo từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, bão số 8, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km/giờ), giật cấp 9, cấp 10 đang di chuyển chậm theo hướng Tây. Đến 16 giờ hôm nay (14.9), vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,9 độ vĩ Bắc; 110 độ kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam khoảng 160 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.

Clip mưa cực lớn kèm theo gió giật mạnh tại Đà Nẵng:

 
 

Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi vào đất liền các tỉnh Trung Trung bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển giữa khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh. Vùng biển ngoài khơi các tỉnh Quảng Bình – Bình Định từ gần sáng và hôm nay (14.9), gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động rất mạnh. 

Theo Đài Khí tượng và Thủy văn Trung Trung Bộ, trên đất liền, khu vực Đà Nẵng và Quảng Nam sẽ có mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến từ 200 đến 300mm, cá biệt có nơi như ở Trà My (Quảng Nam) lượng mưa có thể lên tới 350 mm. Lũ sẽ xuất hiện trên hệ thống sông khu vực Trung Trung bộ, nhiều khả năng sẽ vượt báo động 2.

Clip nhiều tuyến đường ngập nặng và cây cối bật gốc nằm rạp tại Đà Nẵng: 

 
 

Tại Bình Định, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho hay, đang kêu gọi các phương tiện đánh bắt trên biển hỗ trợ tìm kiếm 5 ngư dân gặp nạn ngoài khơi. Theo đó, ngày 11.9, trên vùng biển thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế, anh Phạm Văn Nghĩa, 18 tuổi, thuyền viên tàu BĐ 40831 TS đã bị rơi xuống biển mất tích. 

Cũng trong ngày 11.9, 3 thuyền viên Lê Minh Hưng, Lê Quang Nhơn và một người tên Chí (cùng ở xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn) thuộc tàu BĐ 91012 TS gặp tạn tương tự trên vùng biển cách đất liền TP.Quy Nhơn 55 km về phía đông. Trường hợp còn lại là thuyền viên tên Đông của tàu BĐ 30481 TS. Anh Đông bị phát hiện mất tích ngày 7.9 khi tàu BĐ 30481 TS đang hành nghề câu mực ở vùng biển cách Côn Đảo khoảng 100 hải lý về phía đông nam. 

Tại Quảng Ngãi, thông qua hệ thống Icom hoạt động 24/24, Đồn Biên phòng, Nghiệp đoàn nghề cá hai xã của huyện Lý Sơn đã thông báo đến 427 phương tiện của ngư dân địa phương biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão, đồng thời hướng dẫn các phương tiện này tìm nơi trú bão an toàn. 

Đến trưa nay, tại vũng neo trú tàu thuyền Lý Sơn đã có 393 phương tiện với 2.221 lao động đã được neo đậu an toàn. Trên 60 bè nuôi tôm hùm và cá thương phẩm của bà con ngư dân cũng được hướng dẫn sắp xếp vị trí neo đậu thuận lợi. 

Ngoài ra, 04 phương tiện tàu cá với 43 lao động hành nghề ở ngư trường Hoàng Sa và 30 phương tiện với 451 lao động hành nghề ở ngư trường Trường Sa đã được hướng dẫn tìm nơi tránh trú an toàn. Sáng nay, các phương tiện tàu cao tốc hoạt động tuyến giao thông thủy nối đảo Lý Sơn với cảng Sa Kỳ và các phương tiện chở khách du lịch đảo lớn với đảo Bé xã An Bình cũng tạm ngừng hoạt động.

Huyện Lý Sơn tiếp tục theo dõi kiểm đếm tàu thuyền, nghiêm cấp các phương tiện ra khơi, thường xuyên giữ liên lạc với các chủ tàu thuyền để kịp thời xử lý những tình huống xấu xảy ra đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân chằng chống nhà cửa, bảo vệ hoa màu; sẵn sàng sơ tán dân đến nơi an toàn.

Sáng sớm 14.9, ông Phạm Trường Thọ-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi có công điện khẩn yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT&TKCC tỉnh và các địa phương chủ động phòng tránh, ứng phó với diễn biến bảo số 3.

Ông Thọ yêu cầu Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi kêu gọi 89 tàu cá Quảng Ngãi với 730 ngư dân đang hoạt động trên vùng biển dự báo ảnh hưởng của bão chủ động di chuyển ra khỏi vùng biển này.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo cấm tất cả các phương tiện, tàu, thuyền ra biển hoạt động, kể cả phương tiện vận tải hành khách tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại từ 7 giờ ngày 14.9.2015 đến khi có thông báo chính thức về thời tiết ổn định từ Đài Khí tượng Thủy văn Quảng Ngãi.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCC tỉnh yêu cầu các cơ quan trực thuộc và các địa phương sử dụng tất cả các phương tiện thông tin liên lạc hiện có, thường xuyên thông báo cho các chủ phương tiện, tàu thuyền còn đang hoạt động trên các vùng biển vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,7 độ vĩ Bắc; 110,6 độ kinh Đông biết để chủ động phòng tránh. 

Các phương tiện, tàu, thuyền đang ở trong khu vực có gió mạnh từ cấp 7 trở lên khẩn trương di chuyển tránh trú bảo an toàn.

>>>XEM VIDEO

Chùm ảnh bão đổ bộ vào Đà Nẵng:

Biển động dữ dội, kèm theo gió giật mạnh tại Đà Nẵng. Ảnh: Nhiệt Băng
Một hàng quán trên đường biển Võ Nguyên Giáp, Đà Nẵng vị gió thổi tung các vật dụng.
Hàng loạt cây xanh trên đường Võ Nguyên Giáp bật gốc nằm rạp. Ảnh: Nhiệt Băng
Tất cả các hàng quán dọc các tuyến đường biển Nguyễn Tất Thành, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Sa (Đà Nẵng) vội vã vận chuyển đồ đạc vào bờ, nghỉ bán. Ảnh: Nhiệt Băng

 

Những hình ảnh mới nhất Đà Nẵng bị ảnh hưởng của bảo PV Báo Lao Động ghi lại:

 

Người dân Đà Nẵng đưa phương tiện, tàu bè vào bờ tránh bão khẩn cấp. Ảnh: Hữu Long
Nhiều phương tiện đi lại trên đường bị gió thổi mạnh hất tung. Ảnh: Hữu Long

 

Cây xanh bật gốc trên đường Nguyễn Văn Tạo, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng. Ảnh: Nhiệt Băng
Nhiều vật dụng tại một quán nhậu trên đường Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê, Đà Nẵng bị gió quật hư hỏng. Ảnh: Nhiệt Băng
Mưa lớn kéo dài suốt đêm khiến nhiều tuyến đường trên dịa bàn TP Đà Nẵng ngập nước. Ảnh: Hữu Long
Giao thông đi lại khó khăn. Ảnh: Hữu Long
Mưa lớn kèm theo gió mạnh thâu đêm đến sáng tại Đà Nẵng. Ảnh: Nhiệt Băng