“Chúng tôi là cơ sở kinh doanh của công ty có 15 năm kinh nghiệm. Mọi hoạt động bán hàng đa cấp của chúng tôi đều đã được Nhà nước cấp phép…” là những lời mà người dân khi đến cơ sở kinh doanhHoàng Giang Phúcđược các nhân viên ở đây nhắc đi nhắc lại. Thế nhưng, cơ quan quản lý tại địa phương lại khẳng định hoàn toàn khác.
Ông Lê Hữu Thái, Chủ tịch Thị trấn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Những lần kiểm tra trước đây, cơ sở này không đưa ra được loại giấy tờ nào liên quan tới bán hàng đa cấp mà chỉ có giấy phép kinh doanh hàng kim khí và điện máy do Ủy ban Nhân dân huyện Hương Khê cấp. Chúng tôi đang xem xét rút giấy phép kinh doanh của cơ sở này”.
Theo quy định của pháp luật, muốn thực hiện bán hàng đa cấp tại địa phương, các cơ sở này phải được Sở Công Thương xác nhận. Vậy cơ sở Hoàng Gia Phúc đã có được sự xác nhận này hay chưa?
Ông Trần Nhật Tân, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh, nói: “Hiện nay chúng tôi chưa cấp giấy xác nhận cho một đơn vị bán hàng đa cấp nào, có nghĩa là tất cả các đơn vị kinh doanh trên địa bàn hiện nay làkinh doanh trái phép”.
Kinh doanh trái phép đồng nghĩa với việc những sản phẩm bán ra cũng không được quản lý về chất lượng cũng như giá cả. Nguy hiểm hơn nữa, các cơ sở này còn công khai khám chữa bệnh hàng ngày cho người dân với mác "chăm sóc sức khỏe".
Ông Lê Ngọc Châu, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh, khẳng định: “Với những hoạt động mà chúng tôi đang xem xét thì đây là một hoạt động trái pháp luật. Cho đến thời điểm này, Sở Y tế chưa cấp phép về hành nghề khám, chữa bệnh đối với cơ sở của Thiên Ngọc Minh Uy”.
Không được phépkinh doanh đa cấpnhưng vẫn hoạt động và phát triển rộng khắp. Không được phép khám chữa bệnh, nhưng hàng ngày vẫn khám chữa bệnh. Tại sao một cơ sở doanh nghiệp hoạt động trái quy định vẫn tồn tại? Theo cơ quan Công an tỉnh Hà Tĩnh, việc theo sát các cơ sở này là không hề dễ dàng.
Đại úy Đậu Duy Hưng, Phụ trách phòng chống tội phạm công nghệ cao, Công an tỉnh Hà Tĩnh, nói: “Doanh nghiệp chỉ thuê địa điểm, chưa đăng ký tạm trú với Công an phường. Doanh nghiệp nay thuê địa điểm này, mai thuê địa điểm khác thì rủi ro rất cao đối với người dân tham gia mạng lưới đó. Doanh nghiệp làm ăn mà thua lỗ dẫn đến phá sản thì người dân không biết tìm ở đâu để đòi lại tiền”.
Qua lời khẳng định của các cơ quan chức năng, những sai phạm của cơ sở Hoàng Giang Phúc - một chi nhánh của công ty Thiên Ngọc Minh Uy tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh là rất rõ ràng. Cơ sở này đứng trước nguy cơ buộc phải đóng cửa và ngừng hoạt động nhưng quan trọng hơn là số tiền của hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng triệu người dân đã nộp vào liệu có cơ hội lấy lại.
Sau đây là ý kiến của đại diện Thiên Ngọc Minh Uy, mời quý vị theo dõi.
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn