Chương Xá, huyện Cẩm Khê vẫn còn giữ nguyên cái hồn quê chân chất với đầy đủ cây đa, giếng nước, sân đình. Đặc biệt, ở giữa cánh đồng lúa bạt ngàn, nổi bật lên là quần thể lộc vừng có tuổi đời cả nghìn năm tuổi.
Quần thể lộc vừng ở Gò Thờ được ví như "vườn địa đàng" nổi bật giữa cánh đồng lúa. Ảnh Ngô Hùng
Theo tương truyền, ở thời vua Hùng, quanh khu Gò Thờ là một vùng sông nước mênh mông, phong cảnh hữu tình nên vua và các công chúa, hoàng tử vẫn thường hay đi thuyền ngắm cảnh.
Đến nay, quần thể có 91 cây lộc vừng cổ mọc đan xen vào nhau trên gò đất giữa đồng. Ngay chính giữa quần thể là một ngôi mộ đắp bằng đá ong, trên xây tường gạch trát vữa, với ban thờ quanh năm hương khói được cho là của một nàng công chúa đời vua Hùng đời thứ 18.
Ngôi mộ giữa quần thể được cho là của công chúa vua Hùng đời thứ 18. Ảnh Ngô Hùng
Theo ông Nguyễn Văn Qúy, một cao niên ở Chương Xá, từ nhỏ, ông đã thấy quần thể lộc vừng to lớn, mọc sừng sững giữa cánh đồng. Mỗi khi trời mưa, trời nắng, người dân đi làm đồng thường vào đây trú, nghe đời bố, đời ông, đời cụ của ông kể thì trước đó nhiều đời, quần thể lộc vừng đã tồn tại trên Gò Thờ rồi.
“Không biết quần thể lộc vừng này có từ bao giờ, nhưng khoảng ăm 2012-2013 khi đoàn khảo sát về đây lập hồ sơ công nhận cây Di sản Việt Nam, họ tính toán rằng cụm lộc vừng cổ này đã có tuổi đời khoảng một nghìn năm tuổi rồi”, ông Qúy cho biết thêm.
Quần thể lộc vừng được công nhận là cây di sản Việt Nam. Ảnh Ngô Hùng
Bất chấp tuổi tác, quy luật tự nhiên, cây già ngã xuống cây con lại mọc lên, cụm lộc vừng này cứ đến độ cuối đông sẽ đồng loạt trút lá, rồi khi mùa xuân sang thì bắt đầu đâm chồi nảy lộc cho đến giữa mùa hè khoảng tháng 6-7 dương lịch là thời điểm nở hoa đỏ cả một góc trời tạo thành “vườn địa đàng” thu hút du khách từ mọi miền đến đây chiêm ngưỡng.
Mùa Xuân cây bắt đầu thay lá, đâm trồi này lộc. Ảnh Ngô Hùng
Khoảng tháng 6-7 dương lịch là thời điểm nở hoa đỏ cả một góc trời.
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn