Báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam cho biết tin tức về tỷ lệ chuyến bay bị chậm hoặc hủy trên tổng số chuyến bay trong 5 tháng đầu năm 2014 chiếm tới 25%. Cụ thể, Công ty Cổ phần Hàng không VietJet (VietJet Air) có tỷ lệ số lượng chậm, hủy chuyến chiếm tới 51% trên tổng số chuyến bay, trong đó chậm chuyến chiếm hơn 48%. Tiếp theo là Công ty cổ phần hàng không Jetstar pacific (Jetstar Pacific Airlines) với tỷ lệ 50% và Công ty bay dịch vụ Hàng không (Vasco) 17%. Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) có tỷ lệ hoãn hủy thấp nhất (14%).
Bộ trưởng GTVT yêu cầu xây dựng Đề án tái cơ cấu, đổi mới toàn diện ngành Hàng không Việt nam.
Bộ trưởng Đinh La Thăng lập tức yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam chậm nhất là thứ 6 ngày (11/7)phải có báo cáo cụ thể về thực trạng chậm, hủy chuyến hiện nay. Đồng thời phải phân tích rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan là gì, do đơn vị nào…
Người đứng đầu ngành giao thông vận tải còn chỉ đạo lập tức công khai toàn bộ chuyến bay bị hủy, chậm chuyến và thời gian cụ thể bị chậm của các hãng hàng không. Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh: “Không thể chấp nhận việc chậm chuyến liên tục như thế này được”.
Cũng tại cuộc họp, Bộ trưởng yêu cầu xây dựng Đề án tái cơ cấu, đổi mới toàn diện ngành Hàng không Việt nam. Trong việc sửa Luật Hàng không, phải xem xét, rà soát lại toàn bộ quy trình, quy phạm bay, tiêu chuẩn bay… để nâng cao hiệu quả quản lý. Đặc biệt, việc cải tổ lại ngành hàng không, phải tập trung vào chất lượng, dịch vụ, an ninh, an toàn, phải tạo sự chuyển biến rõ nét so với hiện nay.
Bên cạnh đó, Cục Hàng không Việt Nam cũng cần tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, kêu gọi các hãng hàng không trong và ngoài nước mở tuyến đi và đến các cảng hàng không quốc tế.
theo Linh San (nguoiduatin.vn)
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn