Mới đây, sự việc "thánh nữ Bolero" Ivy Trần bị nổ túi ngực silicon trên máy bay khiến không ít người cảm thấy hoang mang, lo lắng về sự an toàn về chất lượng của túi nâng ngực và những biến chứng có thể xảy ra khi nâng cấp "đôi gò bồng đảo".
Hình ảnh túi ngực silicon bị chuyển sang màu vàng, bể nát và bết dính khiến nhiều người không khỏi bất ngờ, lo lắng.
Hình ảnh túi ngực silicon bị vỡ khiến nhiều người không khỏi kinh hãi. |
Nâng cấp vòng 1 bằng cách đặt túi nâng ngực là một phẫu thuật khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai ngờ được rằng ẩn sau những cuộc "trùng tu" lại là những nguy cơ, rủi ro khó lường.
Trao đổi với báo Tuổi trẻ, TS Nguyễn Huy Thọ, nghiên cứu thực hiện tại Pháp trên gần 1.600 túi ngực thì tỉ lệ biến chứng là 5,8%. Trong đó, các biến chứng bao gồm biến chứng sớm sau mổ như tụ máu, nhiễm trùng, toác vết mổ là 2,3%, biến chứng muộn như vỡ túi silicon là 2%, túi giọt nước bị xoay là 0,5%, co bao xơ là 1%.
Cụ thể, những biến chứng có thể gặp khi phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực gồm:
Chảy máu
Nguyên nhân do cầm máu không kĩ khi phẫu thuật hoặc do các nguyên nhân bất thường khác như chấn động cơ thể trong quá trình vận chuyển bệnh nhân sau mổ hoặc bệnh nhân đi lại quá sớm, bị vấp ngã... Nếu ngực bệnh nhân bị căng, đau, cần đưa bệnh nhân đến các bệnh viện lớn để kiểm tra kịp thời xử lí.
(Ảnh: VnExpress) |
Nhiễm trùng
Tai biến nhiễm trùng có thể bị loại trừ nếu các bệnh viện thẩm mỹ đảm bảo điều kiện vệ sinh y tế và tuân thủ quy trình chống nhiễm khuẩn của nhân viên.
Hoại tử núm vú
Biến chứng này có thể biểu hiện chỉ một vài ngày sau mổ khi nguồn máu nuôi núm vú bị tổn thương hoặc mất hẳn trong các trường hợp phẫu thuật đi qua đường quầng vú hoặc kết hợp với chỉnh sửa tổ hợp quầng núm vú.
Nếu xảy ra hoại tử nặng, rụng mất núm vú sẽ gây hậu quả thẩm mỹ nặng nề và tổn thương nhiều về mặt tâm lý tinh thần cho người bệnh.
Biến chứng ngực không đều, lệch túi ngực
Biến chứng xảy ra do phẫu thuật và cũng thường chỉ bộc lộ sau vài tuần đến vài tháng khi đã hết sưng nề. Đây cũng là một trong những biến chứng thường gặp trong phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực.
Co thắt bao xơ
Co thắt bao xơ thường xuất hiện sau 6 tháng đến 1 năm do nhiều nguyên nhân như do loại túi ngực, do cuộc phẫu thuật hoặc do cơ địa bệnh nhân phối hợp gây ra. Tuy biến chứng không nguy hiểm mà chỉ gây đau và làm ngực cứng, xấu, méo mó nhưng bệnh nhân cần phải được can thiệp phá bỏ bao xơ hoặc lấy bỏ túi ngực.
Trao đổi với báo Lao Động, GS.TS Trần Thiết Sơn cho biết, hình thành bao xơ là một biến chứng không mong muốn sau khi đặt túi độn ngực. Nguyên nhân tạo bao xơ do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.
(Ảnh: VnExpress) |
Ngoài ra, phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực còn có thể gặp các biến chứng khác như sẹo xấu (sẹo lồi, sẹo lộ liễu), túi gấp nếp (do đặt túi lớn hơn bao hoặc co bao), sờ thấy túi (do đặt túi nông hoặc teo mô quanh túi), vú có 2 tầng do da thừa hơn túi và chảy xệ...
Có những trường hợp phải mổ lại 2 - 3 lần, phải kết hợp thêm các biện pháp khác như cấy ghép mỡ, chất làm đầy... Các lỗi khác như đặt túi quá to hoặc quá nhỏ, đặt túi sai vị trí tự nhiên... có thể do tính toán sai của bác sĩ phẫu thuật hoặc do ý muốn không hợp lý của bệnh nhân về kích cỡ ngực cũng gây những kết quả thiếu thẩm mỹ và cần phải can thiệp lại để xử lý nhằm đạt kết quả thẩm mỹ mong muốn.
Hiện nay, chưa có một chất liệu nhân tạo nào là hoàn hảo và an toàn tuyệt đối về sinh học khi cấy ghép vào cơ thể. Hơn nữa, việc cấy ghép được thực hiện bằng kỹ thuật phẫu thuật nên cũng tiềm ẩn những nguy cơ cho cơ thể như các phẫu thuật ngoại khoa khác.
Ở Việt Nam cũng đã có những tai biến và biến chứng do phẫu thuật nâng ngực mà dư luận được biết qua các phương tiện truyền thông. Những tai biến phẫu thuật thường là tai biến do phản ứng với thuốc khi gây mê và cũng rất hiếm hoi.
(Ảnh: VnExpress) |
Chị N.T.T, 33 tuổi, là trường hợp biến chứng bao xơ co thắt sau phẫu thuật nâng ngực điển hình. Chị T. từng phẫu thuật nâng ngực bằng phương pháp đặt túi qua đường quầng vú cách đây 3 năm. Sau đó, chị cảm thấy bầu ngực có triệu chứng bị co cứng, đau nhức.
Khi đến bệnh viện, chị được chẩn đoán là đã gặp biến chứng bao xơ co thắt lộ túi, túi gợn sóng, mô tuyến rất mỏng, cần mổ lấy bao xơ và đặt túi ngực khác, đồng thời cấy mỡ tự thân bổ sung.
Chị Thanh, 35 tuổi, từng đặt túi ngực qua đường nách. Sau 8 tháng, chị phát hiện hai bên ngực xô lệch, dính vào nhau, đường gấp giữa hai ngực biến mất. Tới thăm khám tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán, chị đã gặp biến chứng thông liên nhũ, khoảng cách giữa hai vú bị mất, hai túi ngực lệch vào đường giữa và nằm sát nhau.
Nguyên nhân của tình trạng này là do phẫu thuật viên đã bóc tách khoang đặt túi mà không chừa lại khoảng an toàn giữa hai vú, khiến hai túi ngực liên thông nhau. Đây là biến chứng phát sinh từ việc làm ngực sai kỹ thuật.
Trao đổi với VnExpress, Phó giáo sư - Tiến sĩ Lê Hành, chủ tịch Hội phẫu thuật thẩm mỹ TP HCM cho biết, trường hợp này cần tháo túi ngực và đặt lại sau một thời gian, tốt nhất là theo một khoang đặt túi khác.
Cũng theo bác sĩ Hành, những trường hợp biến chứng sau khi nâng cấp ngực như trên là không hiếm. "Có người bị bao xơ, người bị biến dạng, chảy xệ hoặc mất cân đối và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường do chất lượng của túi và tay nghề của người làm thẩm mỹ", bác sĩ Hành cho biết.
Nguồn tin: Vietnammoi.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn