Xuất ngoại “chui” và những hệ lụy khôn lường

Thứ bảy - 10/06/2017 01:28
Thời gian qua “phong trào” xuất khẩu “lao động chui” sang Thái Lan làm việc ở một số vùng thuộc huyện Can Lộc, Thạch Hà thuộc tỉnh Hà Tĩnh ngày càng nở rộ. Nhiều người đi kiếm được tiền khiên những người đang lao động ở nhà cũng bỏ công, bỏ việc đi lao động “chui”. Và đằng sau những ngôi nhà khang trang được xây dựng do đi lao động kiếm được thì những hệ lụy đang tiềm ẩn khôn lường.
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 Cả làng “xuất ngoại”

 Vào xã Mỹ Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) chúng tôi không khỏi choáng ngợp, sự đổi thay hàng ngày của mảnh đất nơi đây. Những ngôi nhà tầng cứ đua nhau mọc lên ngày một nhiều. Tiện nghi trong gia đình được sắm sanh đầy đủ, hiện đại. Dường như những ngôi nhà tạm bợ, tranh tre dột nát ở đây đã được thay thế. Đó là những niềm vui cũng làm thay đổi bộ mặt của toàn xã.

 Tuy nhiên, trong nhà khang trang đó chỉ là trẻ nhỏ và người già, bởi những người trong độ tuổi lao động ở nơi đây vẫn đang đi “xuất khẩu lao động chui ở Thái Lan, nghĩa là họ đi một cách tự phát, người đi trước kéo người đi sau, dân dần trở thành “phong trào” mà không cần biết đến thủ tục pháp lý, bảo hộ lao động…

 Với những người dân nơi đây, việc sang Thái Lan thật là dễ dàng! Ngay trong xã có xe thương xuyên sang Thái Lan mội ngày một chuyến, dưới hình thức đi du lịch, chỉ cần có một tấm hộ chiếu trong tay đi với mục đích đi du lịch, ai cũng có thể sang Thái Lan rồi ở lại làm ăn.

Ông Trần Trí Quang, Chủ tịch UBND xã Mỹ Lộc cho biết, xã khoảng 8000 người, nhưng hiện nay toàn xã có hơn 1400 người sang Thái bằng con đường “chui”. Họ sang chủ yếu giúp việc, phục vụ nhà hàng, rửa xe… để lo cuộc sống hàng ngày. Con cái đành nhờ ông bà nội ngoại nuôi hộ, vợ chồng kéo sang bên làm ăn hàng tháng cứ gửi tiền về là được, rồi đến mùa vụ họ lại kéo nhau về, thu hoạch xong lại kéo nhau đi.

 Ông Quang cho hay, đặc điểm ở đây là người dân chủ yếu làm nông nghiệp, nhưng dù toàn bộ lực lượng lao động đều đổ dồn đi xuất khẩu nhưng đồng ruộng vẫn không hề bỏ hoang, họ “ly hương chứ không ly nông”.

: Ông bà Trần Thống giữ 12 đứa cháu cho bố mẹ chúng sang Thái Lan làm ăn

 Ông Trần Thống, năm nay đã 70 tuổi nhưng hai ông bà hiện tại phải nuôi giữ 12 đứa cháu, đủ các lứa tuổi khác nhau. Ông bà đành chia nhau mỗi người ở mỗi nhà để tiện chăm sóc các cháu. Công việc hàng ngày của ông bà là đưa đón, nấu ăn cho cháu.

Ngoài ra, một mình bà còn đang làm thêm 2 sào ruộng để có thêm thu nhập. Bà cụ gần 70 tuổi nhưng phải tất bật chạy ngược chạy xuôi làm đồng rồi vội qua thăm ông để kịp về nhà nấu ăn cho các cháu mà thấy thật xót xa.

 

Ông Trần Thống bên những đưa cháu của mình

Một trong số đứa cháu của ông là Trần Ngọc Diệp, 8 tuổi, dù mới học lớp 2 nhưng em lại không được làm nũng cũng như gần gũi mẹ như bạn bè. Không có bố, mẹ lại đi sang Thái Lan để làm ăn, 3 chị em cháu sống với bà ngoại, mỗi khi nhớ mẹ cũng chỉ biết gọi điện thoại nói dăm ba câu rồi lại thôi, còn học hành thì 3 chị em tự bảo ban, bày vẽ cho nhau mà tự học.

 

Chị Hoàng Thị Giang, một bán bộ văn hóa xã hội ở Mỹ Lộc cho biết, không chỉ có cảnh ông bà chăm cháu, mà việc anh chị tự chăm em cũng không phải là ít. Cứ vào mùa đông xuân rảnh rỗi thì hầu như lao động ở đây đi hết.

 

Như gia đình chị Đặng Thị Thành, chồng mất từ năm 2013, một mình chị phải nuôi 5 đứa con. Cuộc sống vất vả, Chị Thành quyết sang Thái Lan giúp việc cho người ta để kiếm thêm thu nhập nuôi con. 5 đứa con ở nhà cứ vậy bảo ban nhau học hành, làm ăn.

 Vì hoàn cảnh không mấy khá giả nên hai đứa đầu cũng bỏ học từ sớm, một đứa học xong lớp 9 cũng theo mẹ sang Thái để làm ăn, còn một đứa lớn nữa thì cũng vào Đà Lạt để tìm việc làm thêm. Hiện trong nhà còn lại 3 chị em một đứa học lớp 7, đứa lớp 5, đứa lớp 2. Ba anh em phải chia nhau ra ở ba gia đình chú bác bên nội để có người chăm sóc, còn nhà cửa đó thì bỏ hoang không ai ở.

Chị Nguyễn Thị Thủy, người nhà của chị Thành hiện đang nuôi đứa con gái út Đặng Thị Kiều Trang cho biết, “gia đình bác cũng khó khăn nên mọi người cũng cố gắng giúp đỡ. Từ nhỏ tới giờ không có bố mẹ chăm sóc, quản thúc nên 5 anh chị em đứa nào cũng học kém, may được cái chúng vẫn ngoan ngoãn mà chịu khó”.

 Chị Thủy cho biết thêm, chị cũng sắp phải gửi đứa con chưa đầy 2 tuổi của mình để sang Thái Lan làm ăn theo chồng, nên bé Trang lại phải đưa đến ông bà ngoại nhờ nuôi thôi.

Theo ông Nguyễn Phi Trưng – Chủ tịch UBND xã Thạch Long, nơi mà số người lao động sang các nước cũng chiếm một phần đông dân số trong toàn xã cho biết, vì bây giờ tình trạng học hành xong ra không tìm được việc làm, cho nên việc bỏ học để đi làm kiếm tiền càng ngày càng tăng.

 Đối với họ sang Thái làm ăn, một tháng ít nhất cũng kiếm được 5-7 triệu đồng, còn người nhiều có thể kiếm được 40 – 50 triệu đồng. Còn trong lúc đó mấy năm đi học chỉ tiêu tốn tiền bạc của bố mẹ mà ra trường vẫn không có công việc ổn định để kiếm sống.

 Hệ lụy khôn lương!

Bố mẹ đi vắng, ông bà sức khỏe yếu nên các em được hàng xóm hoặc người thân đưa đón đi học

 Việc đi xuất khẩu lao động bằng con đường “chui” sang Thái Lan để làm ăn nó đang trở thành một trào lưu, đem lại cho nhiều gia đình nguồn thu nhập, nhưng đang tiềm ẩn nhiều hệ lụy.

 Trước hết, làm cho cuộc sống của nhiều gia đình bị xáo trộn, nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị phai nhạt và dần bị phá vỡ, sự quản lý của chính quyền địa phương bị thách thức, thậm chí cái giá mà lao động "chui” tại Thái Lan phải trả đôi khi là cả tính mạng con người.

 Riêng ở xã Thạch Long cũng đã có 4 người đi lao động nước ngoài bị nạn chết, có những người lại phải mang thương tật suốt đời khi gặp những tai nạn đáng tiếc xảy ra ở đất khách quê người.

 Không những thế, việc bố mẹ bỏ con cái cho ông bà chăm sóc làm cho chúng thiếu thốn tình cảm, không được yêu chiều, làm nũng khi đang còn nhỏ, hay là nơi tâm sự sẽ chia khi tuổi đã lớn. Việc ông bà chăm cháu, anh chị chăm em tạo cho trẻ tính tự lập sớm nhưng bên cạnh đó nó cũng chính là một cách đẩy xa con cái khỏi vòng tay của mình.

Việc học hành không được ai quan tâm khiến học lực sa sút, hay sa chân vào những con đường tệ nạn lúc nào không ai hay.

Cô Nguyễn Thị Hường – Hiệu trưởng trường tiểu học Thạch Long cho rằng, việc bố mẹ đi làm xa để con lại ở nhà cho ông bà khiến cho trẻ thiếu thốn tình cảm, thiếu cảm giác chở che. Học sinh của cô dù có những em đang còn rất nhỏ nhưng đã phải tự lập rất sớm, thập chí còn có những em còn thay nhiệm vụ của bố mẹ đưa đón em của mình mỗi khi đi học.

Bên cạnh đó, việc ra nước ngoài du nhập những cách sống những tệ nạn không phù hợp với truyền thống địa phương. Như vậy cái giá phải trả cho việc “xuất ngoại” không hề nhỏ chưa nói có những hệ lụy đau đớn tai nạn giao thông, ma túy, quan hệ bất chính…

/* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
Theo Diễm Phước Đời sống & Tiêu dùng

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây