Được đầu tư gần 7 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhưng gần 5 năm công trình vẫn không hoàn thành khiến người dân bức xúc... |
Công trình ‘’đắp chiếu’’ nông dân thiếu nước sản xuất.
Dự án sửa chữa, nâng cấp đập Hống Vàng (xã Thanh Khê, huyện Thanh Chương) được phê duyệt từ đầu năm 2011 với tổng mức đầu tư gần 7 tỷ đồng từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư hàng năm, nguồn ngân sách huyện, xã và đóng góp của nhân dân vùng hưởng lợi. Công trình do UBND huyện Thanh Chương làm chủ đầu tư. Công ty Cổ phần xây dựng và tư vấn giám sát Duy Hưng (số 5, ngõ 2, khối 19, phường Hưng Bình, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) là đơn vi đảm nhiệm thi công.
Công trình ''đắp hiếu'' nhiều diện tích tròng lúa của người dân thiếu nước sản xuất... |
Công trình hoàn thành có mục đích đảm bảo nguồn nước tưới tiêu cho 60 ha đất sẩn xuất nông nghiệp lúa 2 và đưa năng suất binh quân lúa từ 4,0 tấn/ha lên 5,5 tấn/ ha và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân xã Thanh Khê, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Nhà thầu ''rút'' khỏi công trường, công trình dở dang nhiều năm nay ảnh hưởng đến đời sống người dân... |
Công trình được triển khai từ đầu năm 2011 và dự kiếm sẽ hoàn thành trong thời gian 180 ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực thế nhưng kể từ ngày khởi công xây dựng đến nay đã gần 5 năm trôi qua nhưng công trình vẫn chưa hoàn thành khiến người dân bức xúc.
Thân đập bị sạt... |
Ông Nguyễn Văn Khởi, một người dân thôn 4, xã Thanh Khê bức xúc: khi công trình chưa triển khai nâng cấp sữa chữa thì người dân chúng tôi có nước sản xuất hai vụ lúa bình thường nhưng kể từ khi UBND huyện cho triển khai thi công công trình đến nay thì người dân chỉ trồng được một vụ lúa còn một vụ. Nguy cơ thiếu ăn, cuộc sống của người dân đảo lộn do không có nước sản xuất kéo dài nhiều năm nay.…”
Nước chảy xuyên thấu thành dòng xuyên suốt trong thân đập... |
Cũng theo người dân xã Thanh Khê có diện tích ruộng ‘’chờ’’ nguồn nước tưới tiêu từ đập Hống Vàng này cho biết, công trình kéo dài suốt nhiều năm nay không chỉ làm ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa 2 vụ của họ mà còn đe dọa tính mạng đời sống người dân dưới vùng hạ lưu dập nước khi mùa lũ quét…
Cống dẫn nước quá cao không thể láy nước trên đập để tưới tiêu cho vụ lúa của người dân |
Bức xúc trước việc nhà thầu ngừng thi công, công trình ‘’đắp chiều’’, người dân đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương, các cấp ngành lãnh đạo UBND huyện Thanh Chương nhưng đến nay vẫn ‘’án binh bất động’’ ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Chờ… thay đổi thiết kế - Công trình bị nhà thầu rút ruột ?
Việc một dự án trước khi triển khai xây dựng phải được quy hoạch, khảo sát thiết kế và phải được các cơ quan thẩm định phê duyệt dự án một cách rõ ràng. Tuy nhiên ở dự án sửa chữa, nâng cấp đập Hống Vàng, xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương có tổng mức đầu tư hàng tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước vậy mà khi triển khai được hơn một nữa khối lượng thì phải dừng lại để thay đổi thiết kế. Điều này đang khiến người dân không khỏi hoài nghi về quá trình khảo sát, phê duyệt dự án. Công trình đang phải xin ý kiến thay đổi thiết kế, nhà thầu ngừng thi công, chậm tiến độ, ảnh hưởng đến sản xuất vụ lúa của người dân thì ai chịu trách nhiệm?.
Thay vì sử dụng đá dăm tiêu chuẩn thì nhà thầu sử dụng đá cuội ở khe suối về đổ bê tông dầm mái đập và lót mái trước khi lát đá hộc phần thượng lưu mái đập... |
Ông Lê Minh Hải – Giám đốc ban quản lý dự án xây dựng cơ bản huyện Thanh Chương thừa nhận việc triển khai dự án sửa chữa, nâng cấp đập Hống Vàng là chậm tiến độ, ảnh hưởng đến vệc sản xuất lúa màu của người dân là có. Dự án được triển khai từ năm 2011 và đến nay (cuối năm 2015) mới triển khai được khoảng hơn một nữa khối lượng thì phải dừng lại do thiếu nguồn vốn đền bù cho một số hộ dân vùng thượng lưu lòng đập.
Theo ông Hải, cao trình của thân đập lúc đầu thiết kế là 28,2m nhưng khi triển khai đắp phần thân đập lên được hơn một nữa thì phải dừng lại do mức nước trên thân đập dâng lên ngập trang trại của 3 hộ dân sống trên lòng hồ và nay đang xin ý kiến để hạ cao độ thân đập do không có tiền đền bù cho những hộ dân bị ảnh hưởng…
Sử dụng loại đá cuội, bê tông kém chất lượng bong tróc, thép chỏng chơ... |
Cũng từ điều tra của PV được biết, công trình này không những chậm tiến độ, người dân bức bức xúc vì thiếu nước sản xuất mà chất lượng công trình đang đứng trước nguy cơ yếu kém do nhà thầu vừa thi công vừa ‘’rút ruột’’ công trình.
Thân đập được đắp đất đồng chất độ chặt K95, không thấm nước. Mái đập phía thượng lưu có hệ thống khung vây bằng dầm bê tông cốt thép mác 200 để giữ giữa ổn định phần mái ghép đá hộc dày 25cm, tiếp đến là lớp đá dăm dày 10cm …
Dầm bê tông cốt thép mái đê bị rộ hổng, lồi lõm kém chất lượng... |
Tuy nhiên trong quá trình thi công công trình nầy nhà thầu đã sử dụng loại đá cuội ở khe suối để đưa vào đổ bê tông phần dầm hệ thống khung vây mái đập. Hệ quả là nhiều điểm bị rộ, hổng lòi cốt thếp ra ngoài và bong vỡ do chất lượng bê tông kém. Phần đá dăm dày 10cm lót dưới lớp đá khan cũng bị nhà thầu thay đổi bằng lớp đá cuội tận dụng ở các khe suối…
Càng nghiêm trọng hơn, phần thân đập đắp bằng loại đất đồng chất có độ chặt K95 nhưng hiện nay đã bị rò rỉ nước từ phía thượng lưu xuống dưới hạ lưu qua thân đập thành từng dòng chảy. Hiện tượng nước chảy rò rỉ qua thân đập tạo thành lỗ hổng trong thân đập và có nguy cơ vỡ đập, uy hiếp đến tính mạng người dân.