Mua Ngân hàng VNCB giá 0 đồng: Tổn thất về ai?

Thứ bảy - 10/06/2017 11:00
Việc NHNN mua lại VNCB theo các chuyên gia, đó là cách làm ít tổn hại nhất cho nền kinh tế, nhưng thực tế, ai sẽ là người chịu thiệt từ "thương vụ" đặc biệt này?

Việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam vừa quyết định mua lại Ngân hàng Xây Dựng (VNCB) với giá 0 đồng làm dư luận khó hiểu. Liệu điều này liệu có gì bất thường?

Dân gánh nợ thay

TS. Huỳnh Thế Du (giảng viên kinh tế Fulbright) cắt nghĩa, mua lại ngân hàng TMCP giá 0 đồng hay quốc hữu hóa đều như nhau. Về bản chất, NHNN sẽ tiếp quản, xử lý toàn bộ hoạt động của Ngân hàng Xây dựng. NHNN phải giải quyết mọi giao dịch mà VNCB để lại cũng như chịu trách nhiệm chi trả các khoản nợ.

Theo TS phân tích: Nếu ngân hàng VNCB đang nợ nần thì có thể hiểu một cách đơn giản rằng, 90 triệu dân Việt Nam phải gánh khoản nợ này. NHNN mua VNCB, tức là VNCB trở thành doanh nghiệp nhà nước 100%. Điều đó có nghĩa VNCB thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước phải trả toàn bộ số nợ mà ngân hàng này đã vay.

Ngân hàng Xây Dựng phá sản có thể ảnh hưởng đến cả hệ thống.

Theo ông Du, về danh nghĩa, ngân hàng này vẫn hoạt động với tên gọi Ngân hàng Xây Dựng nhưng cốt lõi thay đổi từ cổ phần sang Nhà nước. Sau một thời gian, nếu cấu trúc lại được, NHNN có thể bán lại ngân hàng này cho một doanh nghiệp nào đó.

TS. Huỳnh Thế Du cho biết, một trong các trường hợp NHNN phải mua lại ngân hàng cổ phần là khi nó có nguy cơ phá sản mà việc phá sản đó ảnh hưởng đến cả hệ thống. Bởi lẽ, hoạt động của ngân hàng có tính dây chuyền.

“Có thể hiểu, thông điệp NHNN đưa ra là sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm các khoản nợ của ngân hàng này” - ông Du nói.

Cũng theo chuyên gia này, với việc NHNN mua lại, trước hết, những người chủ sư hữu ngân hàng này bị mất ngân hàng. Những cổ đông của ngân hàng coi như mất trắng. Nhưng đây cũng là hậu quả của việc quản trị kinh doanh cẩu thả dẫn đến phá sản.

Ông Du cho rằng, việc mua lại khiến số nợ chuyển lên đầu người dân nhưng đôi khi là điều cần làm. Để cho Ngân hàng Xây Dựng phá sản có thể ảnh hưởng đến cả hệ thống. Mặt khác, việc NHNN tiếp quản còn để làm yên lòng những người gửi tiền ở các ngân hàng khác.

“Việc NHNN mua lại VNCB có thể là cách làm ít tổn hại nhất cho nền kinh tế. Đây là cách thức hợp lý trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay” – TS. Huỳnh Thế Du nói.

Mua lại là cách làm tiến bộ

Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn đặt vấn đề, NHNN chỉ là một cơ quan quản lý nhà nước, việc mua lại một ngân hàng cổ phần có hợp lý hay không. Đặc biệt, NHNN lấy nguồn vốn từ đâu để giải quyết những khoản nợ của ngân hàng này nếu có.

Ông Sơn cho biết, từ trước đến nay Việt Nam chưa từng xảy ra chuyện này. Mặt khác, vẫn phải xem kỹ lại việc NHNN được phép mua lại một ngân hàng cổ phần khi nào.

TS Cao Sỹ Kiêm đánh giá, việc ngân hàng nhà nước mua lại ngân hàng xây dựng cho thấy ngân hàng nhà nước bắt đầu có ý thức vận hành theo quy luật kinh tế thị trường.

“Việc NHNN quản lý một ngân hàng khác vì một lý do hoặc rủi ro nào đó là chuyện bình thường. Tuy nhiên, mọi cách quản lý vẫn phải theo quy định của luật tín dụng” – ông Sơn nói.

TS Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì cho rằng, trên thực tế, có thể VNCB đã mất hết vốn nhưng chưa đến mức nợ nần đầm đìa, không thể trả nổi. Tiền gửi của khách hàng sẽ được chi trả từ việc phát mại tài sản của VNCB. Cho nên NHNN không phải gánh nợ thay cho ngân hàng này, mà số nợ và giá trị tài sản hiện có bằng nhau. Nếu đem bán hết tài sản để trả nợ, ngân hàng này sẽ không còn đồng nào và không thể hoạt động được nữa, coi như phá sản.

Theo ông Kiêm, việc NHNN mua lại VNCB nhằm củng cố xem có thể khắc phục được phần nào và chờ bán lại cho doanh nghiệp khác.

Giải thích câu hỏi vì sao không để ngân hàng này phá sản theo cơ chế hoạt động của luật doanh nghiệp, vị nguyên Thống đốc cho biết, nếu điều đó xảy ra, có thể làm mất lòng tin của khách hàng với ngành ngân hàng, liên lụy đến những ngân hàng khác. Khi người dân thấy bất an, họ sẽ rút hết tiền ra và khả năng thanh khoản của ngân hàng trở nên mất cân đối.

Cũng theo ông Kiêm, trong trường hợp không thể vực dậy được ngân hàng đó thì sẽ để phá sản. Nhưng trước khi để tình huống này xảy ra, ngân hàng nhà nước sẽ tiến nghiên cứu, phân tích các tình huống có thể vực dậy được sau đó sẽ mua và vực lại. 

TS Cao Sỹ Kiêm đánh giá, việc ngân hàng nhà nước mua lại ngân hàng xây dựng cho thấy NHNN  bắt đầu có ý thức vận hành theo quy luật kinh tế thị trường. Việt Nam chưa có tiền lệ nhưng một số nền kinh tế cũng từng xảy ra chuyện mua lại một ngân hàng cổ phần.

“Điều này cũng cho thấy sự hội nhập, tiến gần hơn đến cách làm của thế giới” – ông Kiêm kết luận.

Hồi tháng 7 năm ngoái, Chủ tịch và Tổng giám đốc Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam là Phạm Công Danh và Phan Thành Mai cùng bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố về tội "cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và bắt tạm giam.

VNCB hiện đang trong quá trình tái cơ cấu. Theo NHNN, việc NHNN nắm quyền sở hữu và Ngân hàng TMCP Ngoại thương tham gia quản trị, điều hành VNCB, ngân hàng này sẽ hoạt động an toàn, hiệu quả hơn. Đồng thời, các quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền tại VNCB sẽ tiếp

Theo Khám phá

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây