Hiểm họa rình rập trên những chuyến đò qua sông Ngàn Sâu

Thứ bảy - 10/06/2017 17:28
Trong khi hàng ngàn người dân đang hàng ngày qua sông bằng chiếc đò xuống cấp hay chiếc cầu phao tự chế, mất an toàn đường thủy thì dự án xây dựng cầu đã có từ lâu nhưng hiện vẫn chỉ nằm trên giấy…
Hiểm họa rình rập!

Bám dây qua sông - đó là thực trạng nguy hiểm mà hàng chục năm nay người dân ở bến sông Trung Lưu (Sơn Tây, Hương Sơn) vẫn phải đối mặt mỗi khi qua sông Ngàn Phố.

Hàng trăm học sinh vẫn "đánh đu với tử thần " trong mùa nước lũ

Để qua được bên kia bờ, phương tiện duy nhất là một chiếc đò bằng gỗ tự chế đã xuống cấp, xung quanh không hề có lan can hay tay vịn chắn hiểm, trên mặt chỉ được ghép bởi những tấm ván mỏng. Cứ mỗi lần di chuyển trước dòng nước chảy xiết, chủ đò phải dùng cả hai tay cố bấu víu chặt vào một sợi dây thừng được buộc nối từ phía bờ sông bên này sang bờ sông bên kia, sau đó kéo mạnh sợi dây thừng để điều khiển.

Trong khi đó, cũng để qua sông Ngàn Sâu những người dân xã Phương Mỹ (Hương Khê, Hà Tĩnh) phải đi lại trên cây cầu phao chênh vênh, nguy hiểm. Vào mùa nước nổi họ bị cô lập hoàn toàn.

Chòng chành qua sông bằng đò ngang để tìm chữ đó là điều mà các bậc phụ huynh mong con mình có thể thoát khỏi cảnh “đói chữ”. Ở đây, thập chí có những trường hợp ốm đau không kịp đến viện cấp cứu vì cách trở đò giang, những sản phụ sinh con ngay trên bến sông vì đò không thể qua sông vào mùa lũ.Tình trạng học sinh nghỉ học vào ngày mưa là chuyện thường tình…

Theo người dân trong khu vực để giảm bớt rủi ro đi qua sông bằng đò ngang, năm 2007 chính quyền xã đã dùng thùng phi làm cây cầu tạm bắc qua sông giúp người dân đi lại dễ dàng hơn. Bảo là có cầu tạm nhưng khi đi qua đây ai cũng phải nín thở khi chiếc cầu không hề có một tay cầm níu giữ.

Ông Hùng một người dân sống ở đây cho biết: “dòng sông này chỗ sâu nhất ngày thường khoảng 6 m nhưng trong mùa lũ lên là từ 15 đến 17m, dòng nước chảy xiết có thể cuốn trôi tất cả mọi vật trên đường nó đi qua. Trước đây đã có nhiều tai nạn thảm thương xảy ra như chìm đò có nhiều người chết, người xấu số bị nước cuốn trôi, lật thuyền, mất hàng hóa, nhiều em học sinh khi đang chèo đò sang sông đò bị lật trôi hết đồ đạc. Mới cách đây mấy hôm lúc tôi đang chở đò, các em chen chúc nhau lên đò không may có hai cháu rơi xuống bị nước cuốn trôi may lúc đó có mấy thanh niên đang đứng chờ đò bơi ra cứu, may mà còn kịp”


Cả người và hàng hóa trên chiếc đò nhỏ

Những rủi ro mất mát đó không chỉ gia đình phải gánh chịu, chính quyền địa phương nơi đó cũng là mất mát lớn và luôn là nỗi niềm canh cánh của các bậc lãnh đạo.

Ước mơ một cây cầu

Trao đổi với phóng viên ông Nguyễn Hồng Quân Bí thư - Chủ tịch UBND xã Phương Mỹ cho biết: cây cầu bắc qua sông Ngàn Sâu luôn là nỗi niềm trăn trở của chính quyền sở tại, vẫn biết cây cầu phao tạm bợ đã xuống cấp là thật mạo hiểm nhưng để có cầu cho người dân đi lại, không bị cô lập vào mùa lũ thì “lực bất tòng tâm”. Là xã nghèo nguồn vốn quá eo hẹp nên để tu sửa cầu thì cũng chỉ chắp vá thay thế tạm bợ. Đã gần 40 năm qua người dân nơi đây luôn mơ ước có một cây cầu nhưng mãi đến nay vẫn chưa có.

Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của UBND tỉnh xây dựng cầu

Được biết dự án cầu chợ Hôm xã Phương Mỹ và bến đò Trung Lưu đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương, nhưng đến nay cây cầu vẫn nằm trên “giấy”.

Ông Nguyễn Văn Việt, Phó chủ tịch huyện Hương Khê cho rằng: “ Cây cầu qua sông ngàn sâu thuộc xã phương Mỹ không những là cầu dân sinh mà nó đồng thời là cây cầu cứu hộ, cứu nạn vào trung tâm xã Phương Mỹ trong mùa lũ cho người dân nơi rốn lũ này. Phương Mỹ là xã vùng sâu đặc biệt khó khăn, hàng năm phải bỏ ra nguồn kinh phí lớn để phục vụ việc đi lại cho người dân là rất khó. Khi mùa lũ đang cận kề thì bến đò Chợ Hôm là nơi nguy cơ xảy ra tai nạn là rất lớn vì đây là đầu mối giao thông quan trọng có hàng nghìn người qua lại mỗi ngày. Chính quyền, người dân sở tại tha thiết mong sự quan tâm các cơ quan quản lý khẩn trương thi công…”

Ông Trần Quốc Pháp, Trưởng BQL Các dự án và đầu tư xây dựng huyện Hương Sơn thì được biết, “ Ban đã lập dự án xong, Sở giao thông và Vận tải đã thậm định và UBND tỉnh phê duyệt chủ trương Chúng tôi đã luôn cố gắng làm đúng theo kế hoạch, quy trình, nỗ lực để sớm xây dựng công trình cầu mới sớm bắc qua sông Ngàn Phố phục vụ người dân. Và mới đây nhất, cách đây hai tuần UBND huyện cũng đã trình kế hoạch đấu thầu lập dự án lên Sở tài chính. Ước mong một cây cầu không chỉ để giúp hai thôn Trung Lưu và Phố Tây có thể đi lại dễ dàng mà đây còn là con đường huyết mạch của hai xã Sơn Kim 2 và Sơn Tây”

“Chúng tôi mong muốn các cấp các ngành quan tâm đẩy nhanh dự án, huy động nguồn vốn đầu tư nhằm thông cầu giúp người dân đi lại, để việc giao thương giữa vùng miền núi và đồng bằng được dễ dàng hơn”, ông Pháp nói.

Theo Diễm Phước Đời sống & Tiêu dùng

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây