Theo đó, ngày 19/11, Cảng vụ Vũng Tàu duyệt giai đoạn 1- di dời các container khô do HaiVan Ship thực hiện.
Theo ông Bùi Thế Anh, Giám đốc HaiVan Ship, đơn vị cứu hộ của tàu Heung A Dragon, kế hoạch cứu hộ sẽ thực hiện qua năm giai đoạn cơ bản. Giai đoạn 1: Di dời các container khô và điều động phương tiện thiết bị- các container khô sẽ được di dời và gửi lên bờ và được lưu giữ tại một kho. Các container bị tác động của lửa cháy sẽ được tiếp cận bởi các chuyên gia vật liệu nguy hiểm của Hà Lan. Các thiết bị bơm hút dầu sẽ được huy động từ các kho của Việt Nam. Giai đoạn 2: Bơm hút nhiên liệu ra khỏi tàu. Một pontoon dài 25m sẽ được thiết lập như một trạm lặn và trang thiết bị cho cửa hút của các tank chứa dầu của con tàu. Máy khoan chuyên dụng sẽ xuyên qua tàu, kết nối đường ống và bơm dầu ra khỏi tàu. Giai đoạn 3: di dời các mảnh vỡ và tiến hành vá thân tàu. Giai đoạn 4: Dời vị trí của nắp hầm hàng và di dời các container bị ướt. Giai đoạn 5: Tàu nổi lên mặt nước.
Các container trôi dạt được trục vớt và tập kết trên sà lan, nhiều container chứa hóa chất bị bong ra
Ông Lê Văn Chiến, Giám đốc Cảng vụ cho biết, về cơ bản thông qua giai đoạn 1 do tính chất nguy hiểm của các container chứa hóa chất và dầu gây nguy hiểm. Ngày hôm nay (19/11) tiến hành di dời các container. Còn bốn giai đoạn trong kế hoạch cứu hộ của đơn vị cứu hộ của chủ tàu Heung A Dragon, các bên liên quan sẽ tiếp tục họp để nghiên cứu phương án cứu hộ.
Ông Chiến cũng cho hay, theo Luật Hàng hải, đơn vị cứu hộ phải ưu tiên công ty cứu hộ của Việt Nam. Nếu công ty của Việt Nam không thực hiện được mới tính đến mời công ty nước ngoài.
Cần cẩu và sà lan cứu hộ đã được tập kết tại bãi Trước TP Vũng Tàu
Tại cuộc họp, ông Bùi Thế Anh, Giám đốc HaiVan Ship cho biết, tàu Heung A Dragon chìm xuống so với đáy biển khoảng 1,5m ở phía mạn phải, trong khi mạn trái của tàu đã chìm xuống đáy biển có cát/bùn khoảng 4,8m dựa theo dấu mốc mớn nước ở phần giữa con tàu. Phần lớn container đã bị chìm xuống biển và bây giờ đang chìm xung quanh khu vực bị hư hại của tàu. Tàu Heung A Dragon bị thiệt hại tại vị trí xung quanh hầm số 3 và kéo dài đến hầm số 4 (kích thước 79X97). Có một lỗ thủng hình bầu dục là kết quả từ vụ va chạm trực tiếp với quả lê của tàu ELENI khoảng 6m dưới boong chính, với chiều cao 3m, dài 9m.
“Các container sẽ được dỡ bằng cần cẩu nổi loại 1000 tấn. Cần cẩu nổi này đã được chúng tôi khảo sát tại cảng SG- Việt Nam vào ngày 11/11 và đã có mặt tại hiện trường để sẵn sàng làm việc. Khi các container được dỡ xuống sẽ được xếp lên sà lan mặt bông 5000 tấn cũng đã có mặt tại hiện trường. Trong quá trình dỡ các container, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến 32 container chứa hóa chất có thể gây nguy hiểm. Chúng tôi đã cử một nhóm chuyên gia về hóa chất và một bác sỹ về hóa chất đến từ Hà Lan sẽ đo nồng độ chất độc không khí, trong nước biển ở khu vực làm việc và quyết định cho phép các kỹ thuật viên làm việc tiếp hau dừng nếu nồng độ chất độc hại là nguy hiểm.
Vết dầu loang trên biển gần tàu Heung A Dragon
Theo đánh giá của nhóm khảo sát và nhóm chuyên gia hóa chất vào ngày 17/11, nồng độ chất độc nguy hiểm tại khu vực làm việc là gần như bằng không và cho phép làm việc an toàn. Kiểm tra các container chứa hóa chất còn lại trên tàu đang ở trong tình trạng không bị biến dạng hay hư hỏng trừ 2 container đã bị cháy vào ngày 9/11 nhưng đến ngày 17/11 thì tình trạng cháy hoàn toàn không còn và không có mùi khí độc phát ra tại khu vực này.
Chủ tàu hàng cũng cho biết, các hóa chất trong container được chứa trong các bao nhựa và các thùng tôn. Sau khi dỡ các container chứa hóa chất, chúng tôi sẽ đưa về khu vực xếp container chứa hàng nguy hiểm của cảng CMIT để lưu giữ. Đồng thời sẽ mời các chuyên gia hóa chất của Việt Nam cùng nhóm chuyên gia hóa chất của chúng tôi đánh giá mức độ nguy hiểm cho môi trường (nếu có). Trong trường hợp các container hóa chất này đã bị phân hủy, không thể tái sử dụng, chúng tôi sẽ liên hệ với công ty Việt Xanh tại khu công nghiệp Nam Tân Uyên- Bình Dương- đơn vị có chức năng và đủ năng lực về xử lý các chất thải rắn nguy hại để tiêu hủy theo đúng quy định của Pháp luật Việt Nam.”- Đại diện HaiVan Ship cho hay.
Cũng theo ông Thế Anh cũng, trong quá trình “giải cứu” các container, các công nhân sẽ được bảo đảm an toàn, trang bị các thiết bị bảo hộ lao động, dây an toàn. Đặc biệt, dây an toàn sẽ được kết nối với cầu chuyên dụng để đưa người làm việc trên cao để đảm bảo nếu có xảy ra đổ các container thì công nhân vẫn an toàn trên xe cẩu chuyên dụng. Bố trí tàu lai công suất lớn SEA WINNER công suất 4.800HP với các máy bơm chữa cháy sẵn sàng hoạt động trực 24/24 trong quá trình thực hiện công việc dỡ các container. Một đội công nhân với dây leo chuyên dụng và sự hỗ trợ của cẩu sẽ được thiết lập trên boong tàu để móc các container với các móc cẩu, đồng thời loại bỏ các thiết bị chằng buộc. Khi container đã được mó chắc chắn vào móc cẩu sẽ được nâng lên và cẩu xuống sàn lan bằng phẳng 5.000 tấn và được vận chuyển đến cảng CMIT.
Cũng theo ông Chiến, hiện đã tìm kiếm 50 container bị trôi dạt, còn 18 container chưa tìm thấy.
Theo ghi nhận của phóng viên, chiều 18/11, tại khu vực tàu chìm Heung A Dragon, đơn vị cứu hộ của chủ tàu đã giăng 400 phao để chống tràn dầu. Tuy nhiên, nước biển đã có hiện tượng loang dầu. Các container bị sóng đánh hư hại, móp. Đại diện HaiVan Ship cũng cho biết, trong quá trình kiểm tra khảo sát tàu Heung A Dragon đã ghi nhận có ánh của nhiên liệu dầu nặng (HFO) xung quanh mạn tàu.
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn