Dấu hỏi lớn về chất lượng công trình
Như bài viết trước, chúng tôi đã phản ánh, công trình “Nâng cấp, sửa chữa hệ thống sông Rác” có tổng mức đầu tư gần 70 tỷ đồng, từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Châu Á (ADB) và Cơ quan phát triển Pháp (AFD). Công trình này do Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh làm chủ đầu tư.
Toàn bộ công trình, với chiều dài 7,1 km, được chia làm 4 gói thầu. Các nhà thầu tham gia thi công gồm: Liên danh Cty CPXD Hồng Ngọc (có trụ sở tại TP Hà Tĩnh) và Cty CP Tư vấn giám sát Duy Hưng (TP Vinh), Cty CP phát triển Nông thôn 10 (có trụ sở tại Nghệ An) và liên danh Cty CPXD Phương Đông, CTy CP DX Thuỷ lợi 2 – Nghệ An.
![]() | ||
Công trình “Nâng cấp, sửa chữa hệ thống sông Rác” có tổng mức đầu tư gần 70 tỷ đồng, từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Châu Á (ADB) và Cơ quan phát triển Pháp (AFD). Công trình này do Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh làm chủ đầu tư. |
Mặc dù là một công trình được đầu tư với số vốn rất lớn, lại là nguồn vốn vay ODA – “Một dự án rất nhạy cảm” – Như lời của ông Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh, Đặng Ngọc Sơn, nhưng ngay sau khi vừa thi công xong công trình đã xuống cấp hư hỏng.
Đặc biệt, tại thời điểm năm 2014 – tức là chưa đầy một năm sau khi thi công xong, gần như toàn bộ công trình đã bị hư hỏng nghiêm trọng. Hai mái kênh bị sụt lún, chảy xệ, cống kiện bị bong tróc hư hỏng. Công năng của kênh Sông Rác có nguy cơ bị triệt tiêu.
Trước sự việc đó, dư luận có quyền đặt câu hỏi về chất lượng của công trình, về năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư và đặc biệt dư luận có quyền nghi ngờ, “liệu công trình có bị rút ruột”?
![]() | ||
![]() | ||
![]() | ||
![]() | ||
![]() | ||
Công trình “Nâng cấp, sửa chữa hệ thống sông Rác” có tổng mức đầu tư gần 70 tỷ đồng, từ nguồn vốn vay ODA nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng đã bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. |
Cũng cần phải nhắc lại rằng, tại thời điểm đó, với tinh thần xây dựng cao, PV Báo Tầm nhìn đã phản ánh sự việc với chủ đầu tư, trực tiếp là ông Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh, Đặng Ngọc Sơn, với một mong muốn là giúp chủ đầu tư có thông tin để làm tốt công tác quản lý dự án, đảm bảo chất lượng công trình, đảm bảo uy tín với đối tác, đặc biệt là đảm bảo môi trường đầu tư của tỉnh nhà.
Mặc dù đã được thông tin một cách đầy đủ, nhưng cũng phải mất một thời gian dài sau chủ đầu tư mới chịu triển khai sửa chữa.
Và sửa chữa cũng như không…
Ngày 22/7/2015, chúng tôi tiếp tục nhận được phản ánh của người dân, trực tiếp đến hiện trường để xác nhận và những gì mà chúng tôi ghi nhận được là một công trình, mặc dù đã được sửa chữa nhưng: sửa cũng như không!
![]() | ||
Sửa cũng như không |
Dư luận đặt câu hỏi dự án “Nâng cấp, sửa chữa hệ thống sông Rác” là một công trình kém chất lượng. Chủ đầu tư đã có dấu hiệu buông lỏng quản lý. Trách nhiệm quản lý dự án của ông Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh là không thể chối bỏ.
Đề nghị các cơ quan hữu quan tỉnh Hà Tĩnh sớm vào cuộc kiểm tra rà soát lại toàn bộ các dự án ODA ngành nông nghiệp cũng như kiểm điểm, làm rõ và xử lí trách nhiệm trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm quản lý của người đứng đầu. Từ đó sớm có các biện pháp khắc phục, xử lý dứt điểm để kênh sông Rác thực sự là “dòng kênh vàng” của vựa lúa Cẩm – Kỳ.
Chùm ảnh về công trình sau khi chủ đầu tư đã chỉ đạo các nhà thầu sửa chữa:
![]() | ||
![]() | ||
![]() | ||
![]() | ||
![]() | ||
![]() | ||
Dư luận có quyền đặt câu hỏi về chất lượng của công trình, về năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư và đặc biệt dư luận có quyền nghi ngờ, “liệu công trình có bị rút ruột”? |
Tầm nhìn sẽ tiếp tục thông tin về sự việc...