Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đánh trống khai trương mùa du lịch biển 2019
Chiều cùng ngày (26/4), tại thành phố Hà Tĩnh diễn ra Hội thảo kết nối đầu tư phát triển du lịch Hà Tĩnh.
Tham gia hội thảo có đại diện các tỉnh của Thái Lan, Lào; các tỉnh trong nước và các doanh nghiệp du lịch Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan; các nhà nghiên cứu, chuyên gia và những người làm công tác du lịch trong và ngoài tỉnh.
Đặc biệt, hội thảo có sự tham gia của các tập đoàn, doanh nghiệp làm du lịch hàng đầu như: Vingroup, FLC, T&T, Saigontourist, Viettravel; các hãng hàng không Vietnam Airline, Vietjet, Jetstar, Bamboo Airways.
Phát biểu chào mừng hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn bày tỏ vui mừng được chào đón các vị đại biểu, chuyên gia, nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đến tham dự.
Bên lề hội thảo, các đại biểu đã tham quan, khảo sát các điểm du lịch để xây dựng tour tuyến; dự lễ khai trương mùa du lịch biển Hà Tĩnh tại thị trấn Thiên Cầm (Cẩm Xuyên) vào tối 26/4.
Chương trình văn nghệ với chủ đề "Sắc màu của biển".
Phát biểu khai mạc buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Vinh khẳng định: Lễ khai trương du lịch biển năm 2019 gắn với Hội thảo “Kết nối đầu tư phát triển du lịch Hà Tĩnh" là dịp để Hà Tĩnh quảng bá hình ảnh, giới thiệu tiềm năng phát triển du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng, từ đó không ngừng thu hút du khách đến với địa phương.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các cấp ngành, địa phương tiếp tục quan tâm hơn nữa đến phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy tạo ra sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung nguồn nhân lực; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá; đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, cứu hộ cứu nạn trên biển, an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm... nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách, đưa du lịch tỉnh Hà Tĩnh phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế mà thiên nhiên đã ban tặng.
Sau khi Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh đánh trống khai trương mùa du lịch, hàng ngàn đại biểu và người dân được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Sắc màu của biển”.
Nhiều tiết mục hát, múa, ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ kính yêu, sự đổi mới của quê hương, đất nước; ca ngợi vẻ đẹp của biển và khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc...
Thiên Cầm là một khu du lịch mới được quy hoạch xây dựng từ ngày 2/11/1993. Tổng thể khu du lịch rộng 200 ha, kéo dài từ ranh giới xã Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đến bãi Cu Kỳ xã Kỳ Xuân, Kỳ Anh. Phía Đông Nam kéo dài đến xã Cẩm Nhượng và phía Bắc tính từ đỉnh núi xuống bờ biển, chiều rộng từ mớn nước đi vào trung bình 1-1,2 km.
Sau khi Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh đánh trống khai trương mùa du lịch, hàng ngàn đại biểu và người dân được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Sắc màu của biển”.
Nhiều tiết mục hát, múa, ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ kính yêu, sự đổi mới của quê hương, đất nước; ca ngợi vẻ đẹp của biển và khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc...
Thiên Cầm là một khu du lịch mới được quy hoạch xây dựng từ ngày 2/11/1993. Tổng thể khu du lịch rộng 200 ha, kéo dài từ ranh giới xã Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đến bãi Cu Kỳ xã Kỳ Xuân, Kỳ Anh. Phía Đông Nam kéo dài đến xã Cẩm Nhượng và phía Bắc tính từ đỉnh núi xuống bờ biển, chiều rộng từ mớn nước đi vào trung bình 1-1,2 km.
Đông đảo đại biểu, du khách và người dân tham dự đêm lễ hội.
Từ Thiên Cầm nhìn ra ánh mắt người chạm phải lô nhô hòn Bớc, hòn Én trông như những cánh phao nâu đang dập dềnh ngoài biển. Ở quanh đó những chiếc thuyền đánh cá trông như những chiếc là hình thoi đang cày tung sóng trắng với những gọng vó, guồng te để đem tôm, cá, mực về cho vùng biển nhất nhì này ở Hà Tĩnh. Đối xứng với bên này Thiên Cầm sơn (núi Thiên Cầm) bên kia là núi Đầu Voi cùng với Cùm Nậy (núi lớn) và Cùm Con (núi bé) như hai mảnh của phím đàn trời đã án ngự dòng Kỳ La, buộc dòng suối trong văn vắt này uốn lượn rồi đổ êm ra biển.
Truyền thuyết kể lại rằng, thời Vua Hùng thứ 13, khi qua đây nghe tiếng sóng biển và thông reo, ngỡ tiên gẩy đàn, nhà Vua bèn lệnh cho quần thần leo lên núi thấy giống chiếc đàn tỳ bà liền hạ bút phê ba chữ "Thiên Cầm Sơn". Từ đó núi đá có tên Thiên Cầm. Hàng năm, khi mùa xuân đến, các Vua Hùng đều lên đây thưởng ngoạn cảnh trời mây non nước, nghe thông reo và thưởng thức những đặc sản biển. Đồn rằng, vào lúc trời yên biển lặng, đứng trên đỉnh Thiên Cầm có thể nghe được một thứ âm thanh rất lạ như là thứ nhạc của trời. Có lẽ vì vậy mà Thiên Cầm theo nghĩa đen là Đàn trời.
Truyền thuyết kể lại rằng, thời Vua Hùng thứ 13, khi qua đây nghe tiếng sóng biển và thông reo, ngỡ tiên gẩy đàn, nhà Vua bèn lệnh cho quần thần leo lên núi thấy giống chiếc đàn tỳ bà liền hạ bút phê ba chữ "Thiên Cầm Sơn". Từ đó núi đá có tên Thiên Cầm. Hàng năm, khi mùa xuân đến, các Vua Hùng đều lên đây thưởng ngoạn cảnh trời mây non nước, nghe thông reo và thưởng thức những đặc sản biển. Đồn rằng, vào lúc trời yên biển lặng, đứng trên đỉnh Thiên Cầm có thể nghe được một thứ âm thanh rất lạ như là thứ nhạc của trời. Có lẽ vì vậy mà Thiên Cầm theo nghĩa đen là Đàn trời.
Phước An
Theo Báo Đời sống & Tiêu dùng