Tranh “Em Thúy” thành bảo vật quốc gia

Thứ tư - 05/07/2017 18:20
Tác phẩm “Em Thúy” của họa sỹ Trần Văn Cẩn là một trong số 37 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia.
Ngày 30/12, Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận 37 bảo vật quốc gia (đợt 2) cho các hiện vật, nhóm hiện vật. Trong đó có nhiều hiện vật là những tác phẩm hội họa nổi tiếng như bức tranh: “Vườn Xuân Trung Nam Bắc” của họa sỹ Nguyễn Gia Trí, tranh “Hai thiếu nữ và em bé” của hoạ sỹ Tô Ngọc Vân, tranh “Em Thuý” của họa sỹ Trần Văn Cẩn...

Các hiện vật, nhóm hiện vật bao gồm: Trống đồng Đền Hùng; Trống đồng Cẩm Giang I; Mộ thuyền Việt Khê; Thạp đồng Hợp Minh; Bộ khoá đai lưng bằng đồng; Chuông chùa Bình Lâm; Chuông chùa Vân Bản; Tượng Phật A Di Đà; Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay; Tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc…

Bên cạnh đó, xuất hiện một lượng lớn hiện vật thuộc văn hóa Chămpa và văn hóa Óc Eo như: Tượng Avalokitesvara, Tượng Phật Bình Hoà, Tượng Phật Sa Đéc, Tượng Nữ thần Durga, Tượng Avalokitesvara...

Nhóm hiện vật này được lựa chọn dựa trên những tiêu chí để xác định hiện vật là Bảo vật quốc gia như: tính độc bản, độc đáo, có giá trị đặc biệt đánh dấu sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước…

Có nhiều tác phẩm hội họa nổi tiếng trong số 37 bảo vật quốc gia vừa được công nhận

Cụ thể 37 hiện vật bao gồm:

1. Trống đồng Đền Hùng (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).

2. Trống đồng Cẩm Giang I (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa).

3. Mộ thuyền Việt Khê (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).

4. Thạp đồng Hợp Minh (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái).

5. Bộ khóa đai lưng bằng đồng (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).

6. Kiếm ngắn Núi Nưa (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa).

7. Bia “Xá Lợi Tháp Minh” (Niên đại: năm 601, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh).

8. Bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (thời Lý, hiện lưu giữ tại chùa Bảo Ninh Sùng Phúc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang).

9. Bia Sùng Thiện Diên Linh (thời Lý, hiện lưu giữ tại chùa Long Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam).

10. Bia chùa Sùng Khánh (thời Trần, hiện lưu giữ tại chùa Sùng Khánh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang).

11. Bia Vĩnh Lăng Lam Kinh (thời Lê, hiện lưu giữ tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).

12. Chuông chùa Bình Lâm (thời Trần, hiện lưu giữ tại chùa Bình Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang).

13. Chuông chùa Vân Bản (thời Trần, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).

14. Đại hồng chung chùa Thiên Mụ (thời Nguyễn, hiện lưu giữ tại chùa Thiên Mụ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).

15. Rồng đá (Xà thần) (thời Lý, hiện lưu giữ tại đền thờ Lê Văn Thịnh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

16. Tượng Phật A Di Đà (thời Lý, hiện lưu giữ tại chùa Ngô Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).

17. Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (thời Lê Trung hưng, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).

18. Ba pho tượng Tam Thế (thời Lê Trung hưng, hiện lưu giữ tại chùa Linh Ứng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).

19. Tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (thời Lê Trung hưng, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).

20. Bộ chân đèn và lư hương gốm men (thời Mạc, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Nam Định).

21. Vạc đồng (thời Lê Trung hưng, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa).

22. Súng thần công (thời Nguyễn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh).

23. Bia Võ Cạnh (Văn hóa Chămpa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).

24. Tượng Avalokitesvara Hoài Nhơn (Văn hóa Chămpa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).

25. Tượng Avalokitesvara Đại Hữu (Văn hóa Chămpa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).

26. Tượng động vật Dốc Chùa (Văn hóa Đồng Nai, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Dương).

27. Tượng Phật Bình Hòa (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).

28. Tượng Phật Sa Đéc (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).

29. Tượng Thần Visnu (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp).

30. Tượng Thần Visnu  (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Long An).

31. Tượng Nữ Thần Durga (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).

32. Tượng Avalokitesvara (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).

33. Bộ sưu tập hiện vật vàng (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Long An).

34. Tranh “Vườn Xuân Trung Nam Bắc” (tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Nguyễn Gia Trí, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh).

35. Tranh “Hai thiếu nữ và em bé” (tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Tô Ngọc Vân, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).

36. Tranh “Em Thúy” (tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Trần Văn Cẩn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).

37. Tranh “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” (tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Nguyễn Sáng, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).

Em Thúy là một bức tranh sơn dầu do họa sĩ Trần Văn Cẩn sáng tác năm 1943. Mô tả hình ảnh người cháu gái 8 tuổi của họa sĩ. Em ngồi trên ghế mây, hai tay đặt trên đùi và mặc quần áo ở nhà đơn giản màu trắng. Em bé có mái tóc ngắn, hai con mắt mở to trong sáng cùng nét mặt thơ ngây.

Bức tranh được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Trần Văn Cẩn cũng như là một trong những đại diện tiêu biểu của tranh chân dung Việt Nam thế kỷ 20.

Theo Dương Tùng khám phá

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây