Trong khi đó, các sự kiện khác đều có diễn giải dài hơn, khoảng nửa trang đến một trang. Riêng sự kiện qua đời, chỉ một dòng tin đã đủ nói hết ý nghĩa.
Từ đêm 4/10...
Quá trình biên soạn được thực hiện trong gần 2 năm (2012-2013), nhưng khoảng thời gian nước rút 1 tuần trước khi ra mắt vào ngày 11/10 mới thật đáng nhớ. Trước đó, cuốn sách dự kiến ra mắt vào tháng 12 năm nay.
Đêm 4/10, thông tin Đại tướng qua đời bắt đầu lan truyền qua mạng xã hội. Ngay lập tức, nhóm soạn sách (do tác giả 34 tuổi Vũ Trọng Đại làm chủ biên) và Công ty sách Thái Hà đã quyết định dồn sức để cuốn sách có thể xuất bản càng sớm càng tốt. Đồng thời, Công ty Thái Hà cũng gác lại mọi kế hoạch xuất bản trong tháng 10, gồm 6 cuốn sách khác.
Vài hình ảnh trong cuốn sách ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tư lệnh của các tư lệnh, Chính ủy của các chính ủy. |
Điều này chứng tỏ sự kiện Đại tướng qua đời có sức ảnh hưởng lớn đến mức nào. Công việc trong hơn 1 tháng dồn lại trong 1 tuần, bắt đầu ngay từ đêm 4/10. Nhóm biên soạn (3 người) và các nhân viên công ty sách đã làm việc không kể ngày đêm, cũng là trong những ngày mà cả nước không ngừng nhắc về Đại tướng.
Trong 1 tuần đó, nhiều thay đổi xung quanh cuốn sách đã được đưa ra. Trong đó, thay đổi quan trọng nhất là bỏ sự kiện thứ 100 đã được xác định từ trước, để thế vào sự kiện ngày 4/10, như đã nói ở trên.
Sự kiện này thuộc về giai đoạn thứ 5 – giai đoạn cuối cùng trong cuộc đời Đại tướng (do nhóm soạn sách tự phân chia), với tên gọi đầy hình tượng "Ngọn núi lửa phủ tuyết" – dựa theo tên cuốn sách Giap: Volcano Under Snow (tác giả Anh John Colvin).
Nhóm biên soạn từ chối tiết lộ sự kiện đã được thay thế, và cho biết trong lần tái bản sách sẽ bổ sung để thành "103 sự kiện về vị tướng huyền thoại", ứng với số tuổi của Đại tướng.
"Photovoice" bằng sách
"Photovoice" (tạm dịch: tiếng nói từ ảnh) là tập hợp các hình ảnh do cộng đồng ghi lại, nói lên tiếng nói đại diện cho nhiều nhóm người, về một chủ đề. |
"Photovoice" (tạm dịch: tiếng nói từ ảnh) là tập hợp các hình ảnh do cộng đồng ghi lại, nói lên tiếng nói đại diện cho nhiều nhóm người, về một chủ đề. Photovoice thường là triển lãm ảnh, từng được tổ chức vài lần ở Việt Nam, về đề tài văn hóa xã hội.
Anh Vũ Trọng Đại dùng từ này để nói về cuốn sách ảnh, cho rằng đây là một hình thức "photovoice" bằng sách. Để làm cuốn sách này, nhóm biên soạn đã tập hợp hình ảnh từ nhiều nguồn: Thông tấn xã Việt Nam, gia đình Đại tướng và gia đình người thân của Đại tướng…
"Thực ra, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không có người thường xuyên đi theo để làm nhiệm vụ chụp ảnh. Bởi vậy, hình ảnh Đại tướng được lưu giữ rải rác ở một số cơ quan, tập thể và cá nhân. Việc sưu tầm vì vậy cũng gặp nhiều khó khăn" – anh Đại cho biết.
Chủ biên khẳng định, toàn bộ hình ảnh trong sách đều có bản quyền. Có những bức ảnh cá nhân anh rất thích như ảnh tướng Giáp trong đời thường do sử gia người Pháp George Boudarel chụp, nhưng không thể đưa vào sách vì không mua được bản quyền.
Có những bức ảnh thuộc dạng hiếm như ảnh Đại tướng khi bị bắt ở nhà lao Thừa Phủ năm 1930 (năm đó ông 19 tuổi) hoặc khi làm thầy giáo ở trường Thăng Long năm 1935 – nơi ông là đồng nghiệp với người bố vợ sau này, GS Đặng Thai Mai. Các bức ảnh này được Trung tướng Hồng Cư, tác giả của cuốn sách “Võ Nguyên Giáp thời trẻ” cung cấp.
Theo Mi Ly Thể thao & Văn hóa
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn