1. Lễ hội Nàng Hai của người Tày, xã Tiên Thành, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng.
2. Lễ hội Đền Lảnh Giang, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
3. Lễ hội Đền Chiêu Trưng, xã Thạch Bàn, xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà; xã Mai Phụ, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
4. Lễ hội Katê của người Chăm, tỉnh Ninh Thuận.
5. Nghệ thuật làm gốm của người Chăm, làng Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
6. Lễ hội Trò Chiềng, xã Yên Ninh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
7. Lễ Hát múa ăn mừng dưới cây Bông (Kin Chiêng Bọoc Mạy) của người Thái, xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.
Lễ hội Katê của người Chăm, tỉnh Ninh Thuận
Được biết, 7 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận thuộc 3 loại hình: Lễ hội truyền thống; Nghề thủ công truyền thống; Tập quán xã hội và tín ngưỡng.
Quyết định số 2459/QĐ-BVHTTDL nêu rõ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần này, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn