Trong đó có nội dung: “Công chức, viên chức không xăm hình, vẽ hình phản cảm, phải sử dụng dụng nước hoa cho phù hợp”. Điều này khiến nhiều người băn khoăn, ai sẽ là người đi kiểm tra hình xăm, dùng mỹ phẩm như thế nào để phù hợp…
Liên quan tới vấn đề trên, ngày 24/12, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội cho rằng: “Công chức, viên chức dùng nước hoa phù hợp là không được xức quá, làm ảnh hưởng đến người khác.
Nhiều người dùng nước hoa, mỹ phẩm sặc mùi quá làm cho người khác sẽ có cảm giác khó chịu, hay là dị ứng. Chính vì thế, công chức viên chức phải biết sử dụng nước hoa làm sao cho vừa phải. Trong cơ quan mà sử dụng nước hoa nồng nặc quá nó cũng phản cảm, không phù hợp”.
Công chức, viên chức không được xăm hình trên người (Ảnh minh họa)
Trước câu hỏi của PV về việc dùng mỹ phẩm, nước hoa như thế nào thì phù hợp, ông Động cho hay: “Công chức, viên chức khi đánh son phấn nhiều quá đi đến cơ quan cảm giác nó phảm cảm chỉ cần đánh nhẹ nhàng, vừa phải thôi thì ổn. Chúng ta tạm hiểu là như vậy”.
Đề cập tới việc làm sao để phát hiện ra hình xăm, hình vẽ trên người công chức, viên chức, ông Động cho biết: “Về việc xăm hình, trong bộ quy tắc ứng xử không khuyến khích. Cán bộ thì càng phải nghiêm túc trong việc thực hiện không xăm hình. Đây chỉ là những điều mà chúng tôi khuyến cáo, khích lệ người dân và cán bộ thôi, vì nó chỉ là bộ quy tắc ứng xử thôi. Nếu mà người ta cảm thấy phản cảm thì chính người ta sẽ tự thay đổi để cho phù hợp”.
Ông Động cho biết thêm : “Dự thảo này được làm hết sức công phu, chặt chẽ tuy nhiên khi ban hành có được cán bộ, công chức, người dân thành phố đón nhận hay không mới là điều quan trọng”.
Bộ quy tắc có 6 chương, 16 điều. Mục đích là xây dựng nền hành chính Thủ đô chuyên nghiệp, chuẩn mực và hiệu quả. Theo đó, về trang phục, công chức, viên chức phải sử dụng trang phục công sở lịch sự (mặc áo có ống tay, cổ áo; mặc váy dài đến gối), đầu tóc gọn gàng, không xăm hình, vẽ hình phản cảm, sử dụng trang sức, mỹ phẩm, nước hoa phù hợp. Về tác phong, tư thế, cử chỉ của công, viên chức phải nghiêm túc, thái độ lịch sự, tôn trọng người giao tiếp, ngôn ngữ giao tiếp chuẩn mực, mạch lạc, không nói tục. Khi ứng xử với người dân, công chức không được gây căng thẳng, bức xúc, uy hiếp, tấn công người dân. Nếu có va chạm, cần nghiêm túc nhận khuyết điểm và chủ động giải quyết với tư cách cá nhân, không ảnh hưởng đến cơ quan, đơn vị, tổ chức... Đối tượng áp dụng của bộ quy tắc là công chức đang làm việc trong các cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố Hà Nội. |
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn