Việc kinh doanh của hiệu cầm đồ Lương Tâm ngày một sa sút, có lẽ cũng sắp đến ngày phải đóng cửa. Trương Nhất Phẩm – ông chủ của tiệm cầm đồ Lương Tâm vì mắc bệnh nặng, khiến đôi mắt bị mù, đành giao tiệm cầm đồ cho Trương Tam Bảo – con trai ông quản lý.
Nhưng Trương Tam Bảo thứ nhất không hiểu làm kinh doanh, thứ hai lại không biết đánh giá đồ. Không lâu trước đó, còn bởi vì tham lam, mua liền lúc mấy món đồ cổ giả, tổn thất hơn 2000 lượng bạc.
Vị khách lạ
Một hôm, có một ông lão đem một chiếc bình sứ Thanh Hoa đến tiềm cầm đồ Lương Tâm. Người trông quầy vội vàng gọi Trương Tam Bảo. Trương Tam Bảo cầm chiếc bình sứ lên xem, quát: "Đem đi, đem đi! Cái đồ như này mà cũng dám mang đến cầm!"
Ông lão nói: "Câu không tin đây là đồ cổ thật à? Đây là đồ gia truyền do tổ tiên tôi để lại đấy!" Sau đó, ông lão lại cò kè nói chuyện với Trương Tam Bảo một lúc.
Thì ra, ông lão này mắc bệnh nặng, cần phải có tiền mua thuốc, ông ta cầu xin Trương Tam Bảo nhận chiếc bình sứ Thanh Hoa này, nói chỉ cần trả 20 lượng bạc là đủ rồi.
Ông lão nói mãi, nhịn không được ho khù khụ. Xem ra, ông lão này quả thực xem chiếc bình sứ này như bùa cứu mạng thật.
Trương Tam Bảo nghĩ, ngày trước mình tham quá, không có lương tâm, khiến ông trời trừng phạt bản thân, khiến hiệu cầm đồ ngày một sa sút. Đằng nào thì tiệm cầm đồ cũng sắp đóng cửa, chi bằng đưa ông lão 20 lượng bạc dùng trong lúc cấp bách.
Nghĩ vậy, Trương Tam Bảo quyết định nhận lấy chiếc bình sứ, gọi người làm lấy tiền cho ông lão.
Người làm hoang mang, vội nói với Trương Tam Bảo: "Ông chủ, đây nào phải đồ cổ gì đâu, ngay cả 20 lượng bạc cũng chẳng đáng ấy!"
Ảnh minh họa.
Trương Tam Bảo đáp: "Ta bảo ngươi đi lấy tiền thì cứ lấy tiền đi!"
Người làm than một hơi, cũng đành phải lấy 20 lượng mang cho ông chủ. Người làm thấy Trương Tam Bảo mang chiếc bình sứ kia vào phòng trong, liền lầm bầm: "Rõ ràng đó là đồ giả, mình nghĩ chắc cái tiệm này cũng sắp sập rồi!" Nói xong, liền lắc lắc đầu, thở dài.
Chẳng ai ngờ, 10 ngày sau, ông lão kia lại tới, lần này, ông lão lại đem đến một chiếc bình sứ Thanh Hoa khác. Người làm vừa nhìn chiếc bình đó thấy không giống với chiếc bình lần trước, không dám tự tiện quyết định, vội chạy đi gọi Trương Tam Bảo.
Trương Tam Bảo nhìn chiếc bình sứ Thanh Hoa lần này, mắt không cầm được phát sáng, lấy tay sờ nhẹ thân bình, nói: "Ông muốn cầm nó bao nhiêu?"
Ông lão nói: "500 lượng!"
Trương Tam Bảo bất ngờ, nói: "Chỉ 500 lượng? Hay là như này đi, tôi trả ông 1000 lượng!"
Ông lão đáp: "Không cần nhiều như vậy, chỉ cần 500 lượng là đủ rồi!"
Trương Tam Bảo sung sướng thu mua chiếc bình sứ, gọi người làm đến trả tiền. Sau đó, ông lão còn chuộc lại chiếc bình lần trước đem cầm.
10 ngày sau, khi kỳ hạn chuộc đồ đã đến, mà ông lão kia vẫn chưa xuất hiện. Chiếc bình sứ Thanh Hoa kia coi như đã thuộc về tiệm cầm đồ. Chiếc bình sứ này, ít nhất cũng phải đáng giá 2000 lượng bạc, ai ngờ được lại kiếm được một khoản hời.
Không lâu sau, Trương Tam Bảo có một ý định, muốn đem tiệm cầm đồ Lương Tâm bán lại cho tiệm cầm đồ lớn nhất phố của ông chủ Lưu.
Buổi sáng hôm ấy, ông chủ Lưu cùng hai người làm khác đến kiểm tra tiệm cầm đồ Lương Tâm. Lúc đầu, ông chủ Lưu cũng chẳng nghiêm túc lắm. Nhưng đến khi ông ta nhìn thấy chiếc bình sứ Thanh Hoa kia, liền kinh hoảng mất sắc, vội nói với Trương Tam Bảo: "Cửa tiệm này của cậu, tôi không lấy nữa…"
Ảnh minh họa.
Trương Tam Bảo thấy lạ vội hỏi: "Ông sao lại lật lọng như thế…"
Ông chủ Lưu chỉ chiếc bình sứ Thanh Hoa nói rằng: "Chiếc bình sứ kia, cũng đã đáng giá 5000 lượng bạc. Cậu nói tiệm này của cậu kinh doanh không tốt, là muốn đùa tôi à?"
Ông chủ Lưu nói xong, liền phất tay áo, dẫn theo người làm của mình bỏ đi. Trương Tam Bảo thì đứng ngây ra đó, mãi một lúc lâu sau, mới bước lên, đỡ lấy cái bình nói: "Cái bình sứ này những 5000 lượng, nhiều vậy cơ à?"
Cũng nhờ có chiếc bình sứ quý đó nên tiệm cầm đồ Lương Tâm vẫn tiếp tục hoạt động, thậm chí còn ngày một tốt hơn.
Xoay chuyển được tình thế nhờ 1 chếc bình
Cuối năm, khi tính toán sổ sách, tiệm cầm đồ đã chuyển từ lỗ sang lãi, sau khi trừ hết các khoản chi phí còn lãi được khoảng 3, 4 nghìn lượng bạc.
Tối ngày hôm đó, Trương Tam Bảo đem tin vui này báo với cha mình là Trương Nhất Phẩm. Trương Nhất Phẩm nghe vậy, cười nói với Trương Tam Bảo: "Cửa tiệm có thể hồi sinh từ cõi chết, xem ra đều nhờ có chiếc bình sứ kia!"
Trương Tam Bảo nói: "Đúng vậy thưa cha! Chiếc bình sứ quý giá như thế, mà ông lão kia lại chỉ cầm có 500 lượng, lại còn không đến chuộc về!"
Trương Nhất Phẩm nói: "Vậy chắc người kia nhìn thấy con có tấm lòng, nên tặng cho con đó!"
"Tặng cho con sao?" Trương Tam Bảo nhất thời không hiểu gì.
Trương Nhất Phẩm nhìn Trương Tam Bảo, cười nói: "Ông lão kia mang đến chiếc bình đầu tiên, rõ ràng là đồ giả, không đáng tiền, nhưng con vẫn trả ông ta 20 lượng, có thể con thấy ông ta bệnh nặng nên thương sót ông lão.
Nhưng xem như con vẫn có lương tâm, cho nên về sau ông lão mới đem tặng con chiếc bình sứ thật có giá trị đến 5000 lượng bạc!"
Ảnh minh họa.
Trương Tam Bảo có chút bối rối, tiếp tục hỏi: "Cha, sao người lại biết rõ như thế?" Trương Nhất Phẩm cười đáp: "Vì ta chính là ông lão kia…"
"Cha….." - Trương Tam Bảo kinh ngạc không thốt lên lời.
Trương Nhất Phẩm lại nói tiếp: "Ta biết tiềm cầm đồ này sớm muộn gì cũng trao cho con quản lý, cho nên sau khi mắc bệnh nặng liền giả vờ như bị mù lòa, để cho con quản lý cửa tiệm.
Nào ngờ con lại tham lam hám lợi, vội vã muốn kiếm tiền, đánh mất lương tâm, chưa đến một tháng đã tổn thất đến 2000 lượng bạc.
Vì chuyện đó, ta rất tức giận. Nhưng ta còn không muốn nhìn thấy cửa tiệm này sụp đổ hơn, vì thế ta mới giả thành một ông lão mắc bệnh, mang chiếc bình giả kia đến cầm, ai ngờ thằng nhóc con ta vẫn còn có chút lương tâm, vẫn trả cho ta 20 lượng bạc.
Thế cho nên ta mới đem chiếc bình sứ cổ thật mà ta cất giấu bao nhiêu năm trao cho con, như thế, thì sẽ không còn ai dám mua lại cửa tiệm nữa, mà con cũng sẽ có tự tin hơn vào bản thân."
Sau khi nghe lời cha giải thích, Trương Tam Bảo nước mắt giàn giụa, nói: "Cha, cảm ơn người! Nếu cha không….."
Trương Nhất Phẩm cười nói: "Nếu muốn cảm ơn, thì nên cảm ơn chính bản thân con. Là nhờ có lương tâm của con đã cứu rỗi con, cứu lấy cửa tiệm này.
Ban đầu khi ta đặt tên cho cửa tiệm này là hiệu cầm đồ Lương Tâm cũng để nhắc nhở bản thân phải làm người có lương tâm, kinh doanh một hiệu cầm đồ có lương tâm. Bởi vì chỉ khi có lương tâm, mới có thể có được lòng người, như thế thì kinh doanh mới tốt được."
Trương Tam Bảo gật đầu không ngừng. Cuối cùng cũng hiểu được tại sao cha mình kinh doanh tiệm cầm đồ bao năm nhưng lại không kiếm được nhiều tiền.
Link gốc: http://ttvn.toquoc.vn/biet-la-gia-nhung-van-nhan-cam-do-va-dua-tien-cho-khach-10-ngay-sau-chu-tiem-nhan-duoc-1-thu-khong-the-ngo-den-82021138173049523.htm