Ông Steve Bannon trở thành thành viên thường trực trong NSC. Ảnh: AFP.
Trong khi đó, văn bản do Trump ký cũng thể hiện rõ giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (DNI) và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ (JCS) chỉ được yêu cầu tham dự các cuộc họp NSC khi “các vấn đề liên quan đến trách nhiệm và chuyên môn của họ được thảo luận”.
Hội đồng An ninh Quốc gia là cơ quan điều phối liên bộ, ngành để giúp triển khai các quyết định của Nhà Trắng về những vấn đề cấp bách và quan trọng nhất. Những thành viên bắt buộc thường bao gồm phó tổng thống, bộ trưởng quốc phòng, bộ trưởng ngoại giao, bộ trưởng năng lượng và các quan chức cấp cao của tình báo và quân đội.
Như vậy, với sự thay đổi của Trump, ông Bannon đã được tiếp cận với những vấn đề tối cơ mật của Mỹ. Ghế thường trực cho thấy cấp bậc của ông trong NSC trở nên cao hơn cả giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương CIA Mike Pompeo là người chỉ được dự họp theo thư mời.
Cựu cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice, người phối hợp với bộ máy Trump về tổ chức NSC trong giai đoạn chuyển tiếp, lên Twitter chỉ trích quyết định của Trump.
Thượng nghị sĩ John McCain cũng phản đối mạnh mẽ vì “người lẽ ra không thể thiếu trong mọi cuộc họp của NSC chính là tổng tham mưu trưởng”.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Bob Gates nói với ABC rằng việc bỏ tư cách thường trực của giám đốc DNI và chủ tịch JCS là “một sai lầm lớn”. “Họ đều là những người có tầm nhìn, cách đánh giá và kinh nghiệm để giúp tư vấn cho các tổng thống một cách hữu ích”.
Vai trò của ông Bannon được cho là rất to lớn trong Nhà Trắng. Ông cùng với Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus và người con rể của Trump, Jared Kushner, tạo nên một bộ máy khép kín và tác động đến nhiều quyết định quan trọng của Trump, bao gồm chính sách đối ngoại.
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn