Trực tiếp: Ngư dân Indonesia nghe thấy tiếng nổ lớn

Chủ nhật - 04/06/2017 04:44
Chiến dịch tìm kiếm chiếc máy bay mang số hiệu QZ 8501 của hãng hàng không AirAsia tiếp tục vào sáng sớm nay sau khi các phương tiện tạm nghỉ vào tối qua do trời tối.
* Tiếp tục cập nhật

10h5: Trước đó, giới chức Indonesia cho biết, một số ngư dân Indonesia nói rằng họ đã nghe thấy một vụ nổ lớn gần Pulau Nangka. Trong khi đó, nhiều ngư dân khác lại nghe thấy một vụ nổ lớn gần Pulau Lung. Tuy nhiên, thông tin này vẫn chưa được xác nhận.

10h: Channel News Asia dânMột người chỉ huy căn cứ an ninh tại biển Java cho hay chiến dịch tìm kiếm máy bay mất tích sẽ tập trung vào 3 địa điểm: Pulau Momparang, Pulau Nangka và Pulau Lung.

9h50: Phát biểu trong cuộc họp báo tổ chức tại sân bay Surabaya, ông Bambang Soelistyo, người đứng đầu Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn Quốc gia Indonesia, cho biết, dựa trên tọa độ, chiếc máy bay gặp nạn ước tính ở trên biển. Máy bay gặp nạn có thể đang ở dưới đáy biển.

9h30: Trang bìa của New Straits Times (Malaysia) phủ đầy thông tin và hình ảnh về vụ mất tích của chuyến bay mang số hiệu QZ 8501. Năm 2014 được coi là một năm “đen đủi” với ngành hàng không Malaysia khi họ phải liên tiếp hứng chịu nhiều thảm họa hàng không. 

Trang bìa của New Straits Times sáng nay

9h: Giới chức Indonesia tổ chức họp báo tại sân bay Surabaya. Tính đến thời điểm này, có 8 tàu, 2 máy bay, 3 trực thăng của các nước được triển khai đến khu vực máy bay AirAsia mất tích sáng 28/12.

Vị trí đảo Belitung 

9h: Các quan chức Indonesia cho biết, hiện tại công tác tìm kiếm chiếc máy bay mất tích đang tập trung tại vùng biển phía đông và bắc đảo Belitung. Belitung nằm ở bờ đông của Sumatra, Indonesia, trên Biển Java.

Một phát ngôn viên cùa Không quân Indonesia Hadi Cahyanto xác nhận 5 chiếc máy bay đã được cử đi để tiến hành công tác tìm kiếm, bao gồm 2 máy bay quân sự C-130 và 1 máy bay Boeing 737.

8h: Phía Malaysia cũng đã mở trung tâm hoạt động 24/24 để hỗ trợ hoạt động tìm kiếm. Bộ ngoại giao nước này thông báo số điện thoại liên lạc với trung tâm là + 603-88874570 và + 603-88892746. Phía Malaysia cũng đã sẵng sàng để hỗ trợ công tác tìm kiếm, cứu hộ.

Rạng sáng sớm nay (29/12), Indonesia đã nối lại cuộc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của hãng hàng không AirAsia, nhiều quốc gia ngỏ ý muốn hỗ trợ.

Về phía Australia, nước này đề nghị giúp đỡ tìm kiếm QZ8501 với 1 máy bay tuần trang hàng hải AP-3C Orion được điều đến hiện trường vào sáng 29/12.

6h: Cơ quan tìm kiếm cứu nạn Indonesia cho hay, 7 tàu và 2 trực thăng đã sẵn sàng xuất phát vào rạng sáng nay, bên cạnh một máy bay C-130 đã triển khai ngày hôm qua.

Các nhà chức trách Malaysia, Singapore và Australia cũng đang hỗ trợ các nhà chức trách Indonesia  tìm kiếm chiếc máy bay. 

Những người tham gia cứu nạn cho biết thời tiết xấu có thể là nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác tìm kiếm. Sóng lớn và mây mù khiến cho hoạt động tìm kiếm ngày hôm qua gặp khó khăn.

Hai thành viên của hải quân Indonesia trên một máy bay tham gia tìm kiếm QZ8501.

Chia sẻ với Kênh truyền hình BBC, ông Simon Boxall, một nhà hải dương, cho rằng, nếu chiếc máy bay Airbus A320-200 rơi xuống biển thì việc phát hiện dấu vết rất khó bởi đấy biển ở khu vực tìm kiếm khá nông và lực lượng cứu họ có thể thấy nó trong vài ngày tới.

Geoffrey Thomas, chuyên gia hàng không phát biểu trên AP rằng, QZ8501 mất tích có thể do bay quá chậm khi gặp phải thời tiết xấu.

"Do cố gắng tránh cơn bão, phi công đã điều khiển máy bay bay chậm tương tự như tai nạn của Air France AF447 rơi xuống biển năm 2009', ông Thomas cho biết.

Kết thúc ngày tìm kiếm hôm qua, tung tích của chiếc máy bay cùng với số phận của 161 hành khách và phi hành đoàn vẫn đang là một dấu hỏi lớn. 

Thông tin về chuyến bay trên bảng thông báo ở sân bay Changi

Người thân của các hành khách ở Indonesia, và Singapore đang lo âu, ngóng trông từng tin tức nhỏ nhất.

Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra về sự mất tích của chiếc máy bay trong đó yếu tố thời tiết  cũng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn.

Thân nhân các hành khách mòn mỏi chờ suốt đêm qua

Phát biểu trong cuộc họp báo được truyền hình trực tiếp từ Jakarta, Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla, người chỉ huy chiến dịch tìm kiếm-cứu nạn tung tích chiếc máy bay mất tích mang số hiệu QZ8501 cho biết  chiếc máy bay Airbus A320-200 mất tích hơn 10 giờ đồng hồ qua trên hành trình bay từ Indonesia tới Singapore có thể đã gặp nạn.

Cũng trong chiều qua, tờ Bưu điện Jakarta trích dẫn lời một quan chức của Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn Indonesia,  cho hay, chiếc máy bay QZ8501 đã rơi xuống vùng biển cách Belitung khoảng 80-100 hải lý sau khi mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu, tuy nhiên thông tin này chưa được phía AirAsia chính thức xác nhận.

Xem thêm công tác tìm kiếm cứu nạn hôm qua: Indonesia: Nhiều khả năng máy bay AirAsia đã gặp nạn

Như chúng tôi đã đưa tin, chiếc máy bay loại Airbus 320-200 mang số hiệu QZ 8501 của hãng hàng không giá rẻ Malaysia Air Asia mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu lúc 6h sáng 28/12 theo giờ địa phương. 

Lúc gặp nạn, chiếc máy bay mang theo 161 người. Hầu hết những người trên máy bay mang quốc tịch Indonesia, ngoài ra có 1 người Singapore, 1 người Malaysia, 1 người Pháp, 3 người Hàn Quốc.

Bảy thành viên phi hành đoàn gồm 2 phi công, 4 tiếp viên và 1 thợ máy. Trong số 155 hành khách có 138 người lớn, 16 trẻ em và 1 trẻ sơ sinh.

Một cuộc tìm kiếm quy mô quốc tế đã diễn ra trong đó Indonesia là nước đứng đầu. 

Chiếc máy bay của AirAsia mất tích hôm nay được đưa vào hoạt động năm 2008 và đã trải qua 23.000 giờ bay với 13.600 chuyến bay.

AirAsia là một hãng hàng không giá rẻ có trụ sở ở Kuala Lumpur, Malaysia. Hãng này cung cấp những chuyến bay theo lịch trình nội địa và quốc tế và là hãng có giá vé thấp hàng đầu châu Á. 

Đây cũng là hãng hàng không đầu tiên trong khu vực sử dụng vé điện tử. AirAsia đã mở rộng nhanh chóng đã trở nên phổ biến với hành khách do có giá vé rẻ thường xuyên. AirAsia là hãng hàng không giá rẻ tốt nhất trên thế giới năm 2009 do Skytrax bình chọn. 

Cơ sở chính của hãng nằm tại Nhà ga hàng không giá rẻ (LCCT) ở Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur (KUL).

Theo Hà Anh (Khám phá/Straitstimes, BBC)

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây