5 "bí mật" về chuyến công du nước ngoài của tổng thống Mỹ

Chủ nhật - 04/06/2017 10:00
Các chuyến công du nước ngoài của tổng thống Mỹ dù đến quốc gia nào đi chăng nữa cũng đều thu hút sự chú ý không ngừng nghỉ của thế giới.
Trước những giờ phút còn lại ở Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên kế hoạch thực hiện các chuyến công du cuối cùng để củng cố chính sách đối ngoại Mỹ. Theo báo The Washington Post, có năm điều ít biết về những chuyến công tác nước ngoài thế này của tổng thống Mỹ.

Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến sẽ có chuyến thăm Việt Nam vào cuối tháng 5 năm nay. (Ảnh: NEW YORK TIMES)

1. Sức hút đặc biệt

Hầu hết quốc gia thậm chí các đối thủ địa chính trị của Mỹ đều muốn tổng thống Mỹ đến viếng thăm. Được lãnh đạo của quốc gia hùng mạnh nhất thế giới tới thăm là một sự kiện có sức hút đặc biệt. Điều này thậm chí có thể làm tăng uy tín cho một chính phủ mới nổi chẳng hạn như Myanmar, nơi ông Obama có chuyến thăm tháng 11-2012.

Tuy nhiên, chuyến thăm có thể đi kèm với những lo ngại tiêu cực. Tổng thống Mỹ thường “khét tiếng” với các bài phát biểu về những chủ đề như dân chủ hay tự do ngôn luận, đều mà không phải quốc gia nào cũng hoan nghênh.

Do đó, trong chuyến đi năm 2009 của ông Obama tới Trung Quốc, các quan chức Trung Quốc đã bắt giữ những người nổi loạn và chặn phát sóng cuộc gặp của ông Obama với các sinh viên tại Thượng Hải - một cuộc họp mà các phụ tá Nhà Trắng hy vọng sẽ giúp khuyến khích việc “mở cửa” của xã hội Trung Quốc.

Tương tự, Steve Atkiss, trợ lý đặc trách các hoạt động của Tổng thống George W. Bush, nhớ lại chuyến đi của Tổng thống Bush tới Nga khi nhiều nhà hoạt động xã hội dân sự đã không xuất hiện trong một sự kiện được lên kế hoạch tại Đại sứ quán Mỹ ở Moscow. “Họ đã được cảnh báo đó sẽ là một ý tưởng tồi” - ông nói.

2. An ninh nghiêm ngặt

Bất cứ khi nào tổng thống Mỹ sắp tới thăm một quốc gia, truyền thông địa phương thường có xu hướng bàn luận về việc phong tỏa an ninh ở nơi đó.

Khi ông Obama thực hiện chuyến thăm Ấn Độ đầu năm 2015, báo The Hindustan Times đưa tin: “Thủ đô sẽ được siết chặt an ninh từ 26-1-2015 với các văn phòng, các tuyến đường giao thông huyết mạch và các trạm tàu điện ngầm đóng cửa vì lý do an ninh”.

Bất cứ chuyến công du nào của tổng thống Mỹ cũng đi kèm với cơ chế an ninh cực kỳ nghiêm ngặt, song một số nước chủ nhà đã thắt chặt an ninh quá mức cần thiết. Steve Atkiss, cựu trợ lý đặc trách các hoạt động của Tổng thống George W. Bush, kể lại năm 2006 khi Tổng thống Bush tới New Delhi: “Các đại lộ chính hầu như không một bóng người, không có dấu hiệu nào của văn hóa đường phố cũng như những đám đông hiếu kỳ”.

Trong chuyến thăm New Delhi của ông Obama hồi năm ngoái, phái đoàn tháp tùng ông đã thuê trọn khách sạn Maurya. Bình thường trong những chuyến thăm khác, các khách đặt phòng tại cùng khách sạn nơi tổng thống ở vẫn được phép ra vào sau khi đi qua máy dò kim loại.

Tháng 6-2014, ông Obama đã bị quay lén khi đang tập gym tại một khách sạn ở Ba Lan. Tuy nhiên, phát ngôn viên Cơ quan Mật vụ Mỹ Brian Leary sau đó bác bỏ ý kiến cho rằng đây là lỗ hổng an ninh. Leary nói: “Vụ việc không khác gì tổng thống ăn tối tại một nhà hàng và những thực khách khác chụp ảnh ông ấy”.

3. Tổng thống Mỹ đối mặt nhiều rủi ro

Tất nhiên, trong bất kỳ chuyến thăm cấp cao nào tổng thống Mỹ đều có thể trở thành mục tiêu bị đe dọa. Đó là lý do tại sao Cơ quan Mật vụ Mỹ năm 2015 đã yêu cầu chính phủ Ấn Độ cho phép phía Mỹ phá lệ trong truyền thống Ấn Độ để ông Obama di chuyển bằng xe limousine chống đạn trong buổi diễu hành mừng ngày Cộng hòa thay vì đi cùng tổng thống Ấn Độ.

Lực lương mật vụ Mỹ phải dựa vào lực lượng an ninh nước chủ nhà để siết chặt an ninh hơn nữa cho các chuyến công du của tổng thống. Trong chuyến đi năm 2005 của ông Bush tới Tbilisi, Georgia, một người dân đã ném một quả lựu đạn, rơi cách tổng thống chỉ 30 m trong lúc ông đang phát biểu trước một đám đông hàng chục ngàn người. Tuy nhiên, quả lựu đạn không nổ.

Đó là lý do tại sao các mật vụ Mỹ phải lên kế hoạch cực kỳ tỉ mỉ, phức tạp và các quan chức an ninh luôn trong trạng thái cảnh giác cao. Một số nhân viên mật vụ Mỹ tin rằng các nhóm khủng bố có tổ chức nhiều khả năng sẽ tập trung vào các lỗ hổng trong các chuyến đi của tổng thống khi các quan chức an ninh lờ đi.

Một cựu quan chức Mỹ kể lại trong chuyến đi của ông Bush tới Pakistan, các quan chức an ninh Mỹ đã sử dụng bốn loại phương tiện vận chuyển, trong đó các đoàn xe hộ tống và máy bay trực thăng, tại mỗi điểm dừng đến mức thậm chí cả các quan chức an ninh Pakistan cũng không biết tổng thống đang di chuyển bằng phương tiện nào.

4. Air Force One tiếp nhiên liệu trên không trong các chuyến bay đường dài

“Tôi đã đọc qua chương trình quảng cáo trọn gói của các người. Tôi biết Air Force One có khả năng tiếp nhiên liệu trên không. Vâng, chúng tôi cần nhiên liệu cho đến khi chúng tôi hạ máy bay này” - một tên không tặc đưa ra yêu cầu trong bộ phim “Air Force One” ra mắt năm 1997. 

Một bên mô hình chuyên cơ Air Force One của tổng thống Mỹ. (Ảnh: MIGFLUG)

5. Chi phí công du nước ngoài của tổng thống Mỹ bằng chi phí cho cuộc chiến Afghanistan?

Lần cuối cùng khi ông Obama tới Ấn Độ vào năm 2010, các nhà phê bình đã nhanh chóng gom nhặt những tin đồn trên báo chí Ấn Độ rằng chuyến công du của ông Obama sử dụng 200 triệu USD/ngày.

Sau đó, nữ dân biểu Michele Bachmann và các radio talkshow bảo thủ như Rush Limbaugh và Glenn Beck của Mỹ liên tục lặp lại lời đe dọa cho nổ tung Nhà Trắng. Vào thời điểm đó, Mỹ chi khoảng 190 triệu USD/ngày cho chiến dịch quân sự và ngoại giao tại Afghanistan. 

Theo BẢO ANH (Pháp luật TP.HCM)

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây