Vì vậy ông Trần Tiến Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ký ban hành chỉ thị số 11 về việc tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Chỉ thị nêu rõ, Thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại nhiều địa phương, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và đời sống của người dân. Đặc biệt thời gian gần đây, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản có xu hướng gắn liền với các hoạt động “tín dụng đen”, kinh doanh đa cấp biến tướng; tình trạng lừa đảo chiếm đoạt trên không gian mạng diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng nhanh.
Hai đối tượng Hoàng Xuân Cao (SN 2000) và Lê Văn Duẫn (SN 2001) trú tại Quảng Điền, Triệu Đại, Triệu Phong, Quảng Trị tạo trang web ảo thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội Facebook bị Công an TP Hà Tĩnh bắt giữ tháng 8/2020.
Các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi như giả danh cán bộ cơ quan thực thi pháp luật, cơ quan Nhà nước thông tin lừa nạn nhân đang vướng vào trách nhiệm pháp lý; chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội của người quen nạn nhân để nhắn tin vay, mượn tiền; lợi dụng làm quen qua mạng xã hội; trao đổi, mua bán hàng hóa qua mạng; nhắn tin thông báo trúng thưởng; lợi dụng hứa hẹn xin việc làm, đưa đi xuất khẩu lao động…
Quá trình hoạt động phạm tội, các đối tượng thường xuyên thay đổi thông tin cá nhân, số điện thoại, tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội, sử dụng tài khoản ảo, thay đổi địa bàn hoạt động, cư trú nhằm đối phó với công tác điều tra, xử lý của cơ quan chức năng.
Từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 16 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó có 11 vụ phạm tội lợi dụng công nghệ cao. Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu là do công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội và phòng ngừa các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa sâu rộng, thường xuyên. Nhận thức của một bộ phận quần chúng Nhân dân, nhất là người dân ở các địa bàn nông thôn còn hạn chế, mất cảnh giác để tội phạm lợi dụng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Công an Hà Tĩnh đọc quyết định bắt tạm giam đối với Cao Thị Ngọc Ánh (SN 1977, trú tại phường Gia Cẩm,TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tháng 4/2020.
Một số quy định pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn và chưa được hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung kịp thời. Công tác quản lý Nhà nước ở nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, không gian mạng… còn nhiều bất cập, thiếu sót; mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, các ngành, các cấp trong phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.
Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật nói chung và phòng ngừa, tố giác hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong sở hữu tài sản.
Tăng cường tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật và chế tài xử lý đối với tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thông tin rộng rãi, kịp thời, công khai, minh bạch theo đúng quy định pháp luật cho Nhân dân về chủ trương phát triển kinh tế, an sinh xã hội, dự án bất động sản, quy hoạch xây dựng… trên địa bàn; tuyên truyền, thông báo về hành vi, phương thức thủ đoạn hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản gắn với vụ việc, vụ án cụ thể mang tính điển hình để người dân nhận thức, đề cao cảnh giác, tăng cường các biện pháp quản lý tự phòng ngừa, tự bảo vệ tài sản.
Công an huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) thông báo số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận thông tin tố giác tội phạm tại các xã, thị trấn.
Xác định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng. Các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang gương mẫu nêu cao cảnh giác, chấp hành pháp luật, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Rà soát, hoàn thiện các quy định của pháp luật trên các lĩnh vực có liên quan để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước nhằm đảm bảo tốt hiệu quả phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là đối với các lĩnh vực dễ nảy sinh hoặc có sơ hở để tội phạm lợi dụng lừa đảo chiếm đoạt tài sản như: Đất đai, bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, đầu tư, kinh doanh, không gian mạng, xuất khẩu lao động…