Đồng thời, tòa cũng giữ nguyên mức án 1 năm tù treo về tội “chống người thi hành công vụ” đối với bị cáo Trần Tâm (SN 1982, trú thôn Xuân Ninh, xã Xuân Sơn, Vạn Ninh) cũng là bị hại trong vụ án này.
Bị cáo Tân và Khải trước vành móng ngựa.
Uống rượu cãi nhau, trưởng công an xã nổ súng
Tối 21/10/2010, Trần Tâm, Võ Tấn Vinh, Nguyễn Anh Tú, Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Ngọc Quý cùng uống rượu tại quán nhà của anh Trần Ngọc Thành ở thôn Xuân Thọ (xã Xuân Sơn, huyện Vạn Ninh), đã xảy ra mâu thuẫn và đánh nhau với một số thanh niên lạ mặt. Khải là Trưởng Công an xã Xuân Sơn đang trực tại trụ sở nhận được tin báo nên cùng với Nguyễn Ngọc Sang (Phó Công an xã), Huỳnh Văn Hiếu (Công an viên) đến quán của anh Thành để giải quyết.
Khi đến nơi, hai nhóm đánh nhau đã bỏ chạy, hiện trường còn lại là 4 xe mô tô, bàn ghế vỡ. Khải phân công cho Sang và Hiếu lập biên bản, còn Khải đưa số xe máy về trụ sở Công an xã. Khi đang bỏ chạy thì nhận được điện thoại của Võ Thanh Tâm (anh của Vinh) báo tin Vinh bị đánh đang cấp cứu tại Trạm xá xã, Tâm đến thì thấy Vinh bị thương tích nên rủ Thanh Tâm và Nguyễn Văn Phú đi đánh lại số thanh niên lạ mặt. Tân về nhà lấy cây rựa, Thanh Tâm về nhà lấy cây mã tấu rồi cả ba cùng đến quán anh Thành.
Tại đây, Tâm thấy công an xã đưa xe mô tô của mình về trụ sở nên đã lớn tiếng chửi bới. Lúc này, Khải trở lại quán thấy Tâm trên tay cầm rựa la lối chửi bới lực lượng công an nên Khải yêu cầu Tâm về nhà nghỉ để mai giải quyết, Tâm không chấp hành mà còn đe dọa chém.
Thấy thái độ hung hăng của Tâm, Khải lấy súng công cụ hỗ trợ ra thì Tâm thách thức. Tâm vừa nói vừa đưa cây rựa lên cao và hạ xuống, Khải tiếp tục yêu cầu Tâm bỏ rựa xuống nhưng Tâm không chấp hành, Khải đưa súng lên cao bắn chỉ thiên nhưng đạn không nổ. Sang và Hiếu tiếp tục yêu cầu Tâm bỏ rựa xuống nhưng Tâm vẫn không chấp hành, Khải bắn phát thứ hai và yêu cầu Tâm bỏ rựa xuống nhưng Tâm vẫn không chấp hành, Khải tiếp tục bắn phát thứ ba thì thấy Tâm ôm mặt, lúc này lực lượng công an xã áp sát khống chế để lấy cây rựa thì thấy mắt của Tâm chảy máu nên đưa đi cấp cứu.
Hậu quả, Tâm bị vết thương vùng ngực và hư một con mắt với tỷ lệ thương tật là 44%. Sau đó, Khải đã thỏa thuận bồi thường cho Tâm số tiền 73 triệu đồng.
Kháng cáo, án tăng
Ngày 4/5/2012, TAND huyện Vạn Ninh đưa vụ án ra xét xử.Theo nhận định của tòa sơ thẩm, hành vi của Khải là nguy hiểm. Súng công cụ hỗ trợ là là loại súng có khả năng gây sát thương ở cự ly ngắn, việc sử dụng súng phải theo đúng quy định của pháp luật. Nhưng bị cáo đã không tuân thủ đúng quy định khi sử dụng loại súng này (sử dụng súng ngoài những trường hợp pháp luật cho phép) dẫn đến hậu quả Tâm bị tổn hại sức khỏe.
Và trong khi các cán bộ xã Xuân Sơn đang thi hành công vụ, Tâm đã có hành vi dùng lời lẽ thô tục chửi bới, nhục mạ, xúc phạm các cán bộ công an, cản trở các cán bộ công an làm nhiệm vụ nên đã tuyên phạt hai bị cáo này mức án trên.
Về phần trách nhiệm dân sự, theo cấp sơ thẩm, việc bị cáo Khải bồi thường theo yêu cầu của bị cáo Tâm và đã bồi thường cho bị cáo Tâm trước đây là thực hiện bồi thường có điều kiện đó là bị cáo Tâm sẽ bãi nại, không yêu cầu xử lý trách nhiệm hình sự đối với Khải.
Song, bị cáo Tâm đã không thực hiện việc bãi nại mà vẫn tiếp tục yêu cầu xử lý trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Khải là không thực hiện sự thỏa thuận giữa hai bên. Đồng thời, xét nội dung thỏa thuận trên đây giữa Tâm và Khải để không phải bị xử lý trách nhiệm hình sự là không đúng pháp luật nên tòa không chấp nhận sự thỏa thuận này và tuyên buộc bị cáo Khải chỉ phải bồi thường cho bị cáo Tâm hơn 29 triệu đồng và buộc bị cáo Tâm phải trả lại cho bị cáo Khải hơn 43 triệu đồng.
Sau khi án sơ thẩm tuyên, Tâm kháng cáo cho rằng mình không phạm tội chống người thi hành công vụ và thay đổi tội danh đối với bị cáo Khải, đồng thời không trả lại tiền đã bồi thường.
Tuy nhiên, xét thấy hành vi của các bị cáo đã có đủ yếu tố cấu thành các tội danh trên nên Tòa đã bác yêu cầu này của bị cáo Tâm và chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo này về phần trách nhiệm sự, sửa một phần án sơ thẩm không chấp nhận việc đòi lại tiền của bị cáo Khải và tuyên không buộc bị cáo Tâm phải trả lại tiền cho bị cáo Khải.
Theo cấp phúc thẩm, theo quy định của pháp luật người nào có lỗi thì phải bồi thường và số tiền mà bị cáo Khải đã bồi thường là thỏa đáng và tương xứng với thương tật của bị cáo Tâm, cấp sơ thẩm tuyên trả lại là không thỏa đáng nên cần sửa án.
Theo nguoiduatin.vn
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn