Hình minh họa. Ảnh: GDVN
Đây là thông tin được bà Lê Thị Hà - Cục trưởng Cục Tệ nạn xã hội (Bộ LĐTBXH) báo cáo trong buổi lấy ý kiến về công tác phòng chống mại dâm của Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội sáng 15.1.Hầu hết các đại biểu đều cho rằng kể từ khi thực hiện Nghị quyết 24 (thả 100% số gái từng hành nghề mại dâm trong các trung tâm cải tạo) hoạt động mại dâm có xu hướng phức tạp và khó quản lý hơn trước. Tại Hà Nội, bà NguyễnThu Thuỷ - Chi cục phó Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội thành phố cho biết: Hiện Hà Nội có hơn 15.000 cơ sở kinh doanh nhạy cảm (mát xa, gội đầu thư dãn) đang hoạt động. Các cơ sở này đang có xu hướng dịch chuyển dần về khu vực nông thôn.
Cụ thể, các địa điểm đang “hút” gái mại dâm là Cố Thổ (Lương Sơn, Hoà Bình) địa phận giáp ranh với vùng ngoại thành Hà Nội. Bà Thuỷ chỉ rõ: “Gần đây các hoạt động truy quét, vây bắt hoạt động mua bán dâm ở đô thị trở nên gắt gao hơn vì vậy các đối tượng này trở về “tụ” ở các vùng ven đô, ngoại thành”.
“Không chỉ mời chào bằng cách đứng đường, tại tỉnh An Giang hoạt động mua bán dâm còn được “tiếp thị” ngay tại đồng ruộng. Vào mùa thu hoạch lúa, khi các nam thanh niên đi trông coi ruộng vào ban đêm, gái mại dâm còn mò ra tận đồng để mời chào” – bà Hà cho hay.
Liên quan tới vấn đề không tập trung giáo dục nhân phẩm cho gái mại dâm, ông Đỗ Mạnh Hùng – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: “Hiện đang có 2 luồng quan điểm trái chiều xung quanh vấn đề này. Ngành lao động thì cho rằng đây sẽ là một cơ hội để chị em trở về, hoà nhập cộng đồng nhưng ngành công an lại lo ngại việc thả gái mại dâm sẽ làm hoạt động mại dâm phức tạp, khó quản lý. Đặc biệt, việc áp dụng xử phạt hành chính với mức quá ít (phạt lần đầu với người bán dâm là 150 nghìn đồng/lần) không có khả năng răn đe với các đối tượng”.
Theo Dân Việt
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn