Lại thiếu minh bạch để “ lùm xùm dự án Núi Pháo”

Thứ sáu - 09/06/2017 14:16
Theo TS. Nguyễn Thành Sơn, nguyên Trưởng Ban Chiến lược Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV).“Nếu Nghị quyết của Bộ Chính trị do nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười ký ban hành năm 1993 được công khai thì làm gì có chuyện dự án Núi Pháo để bây giờ phải vào đó để thanh kiểm tra, xử lý”, Thật buồn khi nghĩ tới thực trạng của xã hội như thể

TS. Nguyễn Thành Sơn, nguyên Trưởng Ban Chiến lược Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV).

Tại hội thảo “Quản lý đầu tư trong khai thác khoáng sản - Các bất cập và khuyến nghị”  sáng 29/7, TS. Nguyễn Thành Sơn, nguyên Trưởng Ban Chiến lược Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã chỉ ra bốn bất cập đang tồn tại trong lĩnh vực đầu tư khai thác khoáng sản. 

1-Bất cập lớn nhất là bất cập từ chính sách. Bản thân chính sách ban hành không bất cập nhưng bất cập ở chỗ, ban hành rồi lại giữ bí mật, không công khai minh bạch. “Nếu Nghị quyết của Bộ Chính trị do nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười ký ban hành năm 1993 được công khai thì làm gì có chuyện dự án Núi Pháo để bây giờ phải vào đó để thanh kiểm tra, xử lý”.

2- Về công tác quy hoạch trong khai thác khoáng sản cũng rất nhiều vấn đề cần bàn. Quy hoạch thì rất nhiều nhưng chất lượng cực kỳ thấp.

3- Bất cập thứ ba theo chuyên gia này đến từ việc thực hiện quy hoạch không đồng bộ và thay đổi liên tục Trong quy hoạch ngành than năm 2003 đã nói rất rõ là xuất khẩu than tối đa trong giai đoạn 2002 – 2005 là 2 triệu tấn. Thế mà TKV xuất gần 20 triệu tấn trong giai đoạn đó và nói rằng đó là đi trước kế hoạch 5 năm. Như vậy là cơ hội, không theo quy hoạch nào cả.  

Cuối cùng, với một ngành đặc thù như ngành khai thác khoáng sản, ông Sơn cho rằng việc tái đầu tư vào sản xuất hầu như không có, đặc biệt là ở doanh nghiệp nhà nước.Đều thấy rõ thành lập ra rồi để đấy thực hiện quy chế ba không(không hoạt động liên tục, không hiệu quả sản xuất và không tái mở rộng sản xuất) và cuối cùng là mọi thứ gần như không có gì . Đó là một điểm cực kỳ bất cập”.Do vậy mà hôm nay báo chí đã ví von doanh nghiệp Nhà nước như những "Quả đấm thép thua lỗ"để lại những cái tát nợ bần và với pháp luật chỉ nghiêm với "con cá, lá rau"; Chúng ta cùng điểm binh vài sự kiện nho nhỏ nhé vì các ông lớn thua lỗ cả dẫn đến nền kinh tế nước nhà hiện tại  tính đến 15/7, bội chi ngân sách hơn 105 nghìn tỷ đồng

Tổng cục Thống kê cho biết, tính từ đầu năm đến thời điểm 15/7/2016, tổng thu ngân sách Nhà nước ước tính đạt 500,8 nghìn tỷ đồng. Trong khi tổng chi ngân sách Nhà nước ước tính đạt 606,4 nghìn tỷ đồng.

Như vậy, tính từ đầu năm đến ngày 15/7/2016, ngân sách Nhà nước đang bội chi ước đạt 105,6 nghìn tỷ đồng.

Cụ thể, Tổng cục Thống kê cho biết, tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/7/2016 bằng 49,4% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 397,3nghìn tỷ đồng, bằng 50,6%; thu từ dầu thô đạt 21,6 nghìn tỷ đồng, bằng 39,6%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 80,4 nghìn tỷ đồng, bằng46,8%.

Về luật pháp rất nhiều lỗ hỗng và bất cập theo Luật sư Nguyễn Văn Chiến, Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội nhận định có mâu thuẫn  rất nhiều trong thi hành pháp luật có nhiều vụ việc lớn cần xử lý nghiêm thì lại bị chậm trễ, trong khi đó những vụ án nhỏ nhặt lại bị xử lý nghiêm khắc.

Tòa án Nhân dân TP.HCM cần phải xem xét lại những vụ việc rất nhỏ nhặt trong xã hội mà có dấu hiệu liên quan đến vấn đề tội phạm. Chúng ta thấy rằng rất nhiều vụ việc mà lẽ ra các cơ quan bảo vệ pháp luật cần vào cuộc để xử lý thật nghiêm và khẩn trương thì lại bị cho là khó và có những yếu tố này khác để chậm trễ xem xét hoặc không xử lý hình sự.Bên cạnh đó, những vụ việc như là trộm cắp “cái mũ, cái bánh mỳ, con cá lá rau” là những vụ việc vặt vãnh thì lại xử lý rất nghiêm khắc.

Đặc biệt là vụ việc xử lý 2 thanh niên chưa thành niên trộm bánh mỳ vừa qua ở TP.HCM. 2 thanh niên này lại chưa thành niên, chưa đến tuổi trưởng thành nhưng phạm tội thì nhà nước ta có chính sách pháp luật, đường lối xử lý riêng đối với những người này.

Đối với những vị thành niên phạm tội thì đáng lẽ ra phải có những biện pháp giáo dục để giúp đỡ họ phát triển lành mạnh trở thành người có ích cho xã hội hơn là việc đưa họ vào nhà tù để có những biện pháp trừng trị nghiêm khắc.

 Hai thanh niên cướp bánh mỳ lãnh 10 tháng tù

 

Trong các trường hợp vừa qua, căn cứ vào yếu tố nhân thân mà miễn xử lý hình sự thì còn khiên cưỡng và chưa thực sự phù hợp.

Còn ở vụ đường ống nước Sông Đà sau hơn 6 năm đưa vào hoạt động, đường ống nước sạch sông Đà đã gặp sự cố gần 20 lần, gây thiệt hại hơn 13 tỷ đồng kéo dài và chậm chễ và việc miễn xử lý hình sự đối với 5 lãnh đạo của Vinaconex do có nhân thân tốt là việc khiên cưỡng

Luật sư Sơn nhận định về phía các cơ quan bảo vệ pháp luật như cơ quan điều tra, cơ quan viện kiểm sát và cơ quan xét xử thì rách nhiệm trước tiên thuộc về cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra phải thu thập xử lý chứng cứ để đánh giá, xác định có phạm tội hay không, mức độ xử lý hay không xử lý. Sau đó, cơ quan viện kiểm sát giám sát việc tuân thủ pháp luật để đưa ra quyết định phù hợp. Theo ông Sơn trước các ý kiến của cử tri, của dư luận thì các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần xem xét thấu đáo để có những quyết định trên cơ sở pháp luật, đảm bảo công lý, hợp lòng dân.

Hiện tại hệ thống pháp luật còn nhiều kẽ hở dẫn đến rất nhiều hành vi vi phạm pháp luật mà các chế tài thì dương như bị vô hiệu hóa rồi chúng ta xử lý vi phạm pháp luật mà cứ như kiểm điểm tập thể kể cả đối với cá nhân hay tổ chức nước ngoài vào Việt Nam đầu tư hoạt động kinh doanh ví dụ như vụ Formosa Hà Tĩnh.



Theo Mai Huy Tầm nhìn

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây