Từ tuyển sinh èo uột...
Theo Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam, nếu nhà nước không có chính sách phù hợp thì nguy cơ tan rã là có thể xảy ra...
Năm 2012, Trường ĐH Tân Tạo (Long An) tuyển 1.000 chỉ tiêu nhưng chỉ có 73 thí sinh dự thi cho 9 ngành đào tạo, trong đó chỉ có 56 thí sinh có điểm thi từ sàn trở lên.
Trung tâm thực nghiệm của sinh viên Trường ĐH Lương Thế Vinh Nam Định (Ảnh: Văn Chung). |
Rất nhiều trường chỉ tuyển được 50% chỉ tiêu, một số trường có tỷ lệ tuyển sinh rất thấp. Trường ĐH Lương Thế Vinh không tuyển được thí sinh nào, Trường CĐ Kỹ Thuật công nghiệp Quảng Ngãi tuyển được 0,64% chỉ tiêu; Trường ĐH Công nghệ Đông Á 5,2%; ĐH Chu Văn An 15,5%...
Viễn cảnh tương tự cũng đang diễn ra đối với các ĐH-CĐ khu vực phía Bắc....
Được thành lập vào tháng 9 năm 2007 với mô hình đào tạo đa ngành đa cấp, Trường ĐH Hà Hoa Tiên đóng trên địa bàn tỉnh Hà Nam được mở ra với hi vọng đến 2015 trường có ít nhất 8.000 SV.
Tuy nhiên tình hình tuyển sinh của trường luôn trong tình trạng thiếu trầm trọng. Năm 2011, thủ khoa của trường chỉ đạt 12,5 điểm (trung bình hơn 4 điểm/môn thi). Năm này trường có 600 chỉ tiêu cả hệ ĐH và CĐ song chỉ tuyển được 105 thí sinh dự thi.
Sang năm 2012, tình hình tuyển sinh của trường có khả quan hơn khi thủ khoa của trường (khối D) đạt 21,5 điểm. Nhưng với 900 chỉ tiêu tuyển sinh trường chỉ có 256 thí sinh dự thi ở 3 khối A, A1, D.
Mùa tuyển sinh 2013, chỉ tiêu tuyển sinh của trường đã giảm xuống 100 so với năm 2012 ở mức 800 chỉ tiêu.
Năm 2012, Trường ĐH Chu Văn An (đóng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên) lấy 1.750 chỉ tiêu cho tất cả các bậc và hệ đào tạo song chỉ có 1.353 thí sinh dự thi. Tuy nhiên số thí sinh đăng ký dự thi NV1 vào trường chỉ 98 em, còn lại là thí sinh thi nhờ.
Năm 2011, điểm chuẩn của trường là 13. Tính bằng mức điểm chuẩn năm trước của trường thì trong tổng số 98 thí sinh dự thi chỉ có 12 thí sinh đạt 13 điểm trở lên.
Tương tự, nhiều năm liền Trường ĐH DL Đông Đô (Hà Nội) đều chỉ lấy điểm trúng tuyển bằng điểm sàn công bố của Bộ GD-ĐT ở các khối thi nhưng đều không đủ. Lượng xét tuyển NV2, NV3 năm 2011 của trường khá cao, ở mức 1.100 chỉ tiêu.
....Nội bộ lình xình
Được thành lập từ 2007 nhưng đến năm 2011, Trường ĐH Hà Hoa Tiên có tới 5 đời hiệu trưởng. Tháng 10/2011, trong cuộc trả lời với báo chí, Quyền Hiệu trưởng là TS Nguyễn Văn Vĩnh dù luôn tự hào về cơ sở vật chất của trường nhưng bản thân ông cũng tâm sự sẽ sớm làm đơn thôi chức hiệu trưởng gửi Chủ tịch HĐQT và chủ tịch tỉnh Hà Nam.
Trường ĐH Hà Hoa Tiên (Ảnh: website của trường) |
Cùng năm 2011, Trường ĐH DL Văn Lang cũng xảy ra những mâu thuẫn nội bộ khi nhiều cán bộ, công nhân viên (CB-CNV) phản ứng về bảng lương đang được áp dụng ở trường.
Theo đó, những CB-CNV này cho rằng bảng lương thể hiện sự bất hợp lý không công bằng giữa những người làm cùng công việc, vị trí; lương CB-CNV là cử nhân lại cao hơn lương thạc sĩ, tiến sĩ...
Mâu thuẫn lớn đến mức bốn trưởng khoa cùng hàng loạt CB-CNV trong trường đã làm đơn kiến nghị với Bộ về những sai phạm nghiêm trọng ở trường.
Trong khi đó, Trường ĐH Chu Văn An cũng xảy ra những rắc rối xung quanh việc chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông khiến cho Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) nhiệm kỳ 2011 - 2015 chưa thể thông qua các tiêu chí và bầu các chức danh Chủ tịch HĐQT, Ban kiểm soát…
Năm 2012 Bộ GD- ĐT đã có văn bản dừng tuyển sinh đối với Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM với lý do “tình trạng mất đoàn kết nghiêm trọng trong bộ máy lãnh đạo dẫn đến không có khả năng điều hành hoạt động của trường. Mâu thuẫn kéo dài ảnh hưởng đến uy tín và môi trường giáo dục”.
Tại cuộc họp bầu HĐQT (2010 - 2015) Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM với cơ cấu thành viên đại diện trường chưa đảm bảo quyền lợi chính đáng của những người đã có đóng góp cho nhà trường đã những quyết định bất lợi gây ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường, gây ra các mâu thuẫn trong vụ tranh chấp nội bộ. Năm 2013, ĐH Hùng Vương tiếp tục không được tuyển sinh.
Năm 2012, trong kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT, Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Sài Gòn có nhiều mâu thuẫn nội bộ, mất đoàn kết, ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo, uy tín của trường và địa phương.
Đến bị đình chỉ tuyển sinh
Trường ĐH Văn Hiến đã bị đình chỉ tuyển sinh năm 2012 do chưa có cơ sở đào tạo thuộc sở hữu của trường và tỉ lệ sinh viên/giảng viên vượt quá quy định.
Ngoài lý do nội bộ mất đoàn kết, Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Sài Gòn bị đình chỉ tuyển sinh năm 2012 do lãnh đạo trường đã “tự ý thành lập các cơ sở đào tạo trái phép; tổ chức tuyển sinh và đào tạo ngoài địa điểm được phép đào tạo...
Năm 2012, Trường ĐH Đông Đô tiếp tục bị dừng tuyển sinh do chưa có đất để xây dựng trường và tỷ lệ SV/GV cơ hữu quá cao. Cùng trong hoàn cảnh còn có Trường CĐ Kỹ thuật – Công nghệ Bách Khoa.
Cũng trong năm 2012, hàng loạt ngành đào tạo của các trường: ĐH Chu Văn An, ĐH Lương Thế Vinh, ĐH Nguyễn Trãi, CĐ Kỹ thuật – Công nghiệp Quảng Ngãi, ĐH Phú Xuân, ĐH Thành Tây, CĐ Bách Nghệ Tây Hà cũng bị đình chỉ tuyển sinh.
Theo VNN
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn