Tăng thu 20.000 tỷ nhờ tăng giá điện, EVN vẫn kêu lỗ

Thứ năm - 21/03/2019 13:18
Sau khi chính thức tăng giá điện 8,36% vào chiều , tập đoàn EVN cho biết sẽ thu về khoảng hơn 20.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức tăng trên vẫn chưa đủ bù lỗ cho tập đoàn này.

 

Chiều 20/3, chia sẻ tại buổi họp báo về mức điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đinh Quang Tri cho biết sau khi tăng giá điện 8,36%, tập đoàn sẽ thu về khoảng hơn 20.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên toàn bộ số tiền này sẽ được EVN chi trả cho các đối tác cung cấp khí, than, nhà máy điện bán cho EVN... đáng lý phải trả cách đây 2 năm nhưng đã bị treo lại.

"Chúng tôi gần như là người trung gian đi thu và trả cho các đối tác cung cấp than, khí, nhà máy điện bán cho EVN...", ông Tri nói.

Cụ thể ông Tri thông tin số tiền chi trả cho đối tác bán than cho điện là 7.000 tỷ đồng, chênh lệch tỷ giá khí trong bao tiêu 6.000 tỷ; chênh lệch tỷ giá của nhà máy điện ngoài EVN khoảng 3.825 tỷ đồng. Riêng số tiền 6.000 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá khí trong bao tiêu sẽ được thu về ngân sách nhà nước. Ngoài ra còn khoản thanh toán bổ sung chi phí mua dầu, chênh lệch mua điện tăng lên... 

Tổng chi phí thanh toán mà EVN phải trả khoảng 21.000 tỷ đồng. 

Như vậy, dù tăng giá điện 8,3% giúp EVN thu về 20.000 tỷ thì sau khi chi trả hết cho đối tác, EVN vẫn âm khoảng 1.000 tỷ đồng.

Tiêu dùng & Dư luận - Tăng thu 20.000 tỷ nhờ tăng giá điện, EVN vẫn kêu lỗ

Tăng giá điện thêm 8,3% từ 20/3, EVN dự tính thu về 20.000 tỷ nhưng vẫn lỗ 1.000 tỷ đồng

Đối với khoản chênh lệnh tỷ giá của nhà máy điện ngoài EVN là 3.825 tỷ đồng, EVN sẽ báo cáo bộ Công Thương để tính toán đối với từng nhà máy được hưởng bao nhiêu, khoản này sẽ được thanh toán ngay với nhà đầu tư. Theo ông Tri, EVN cần thanh toán ngay để nhà đầu tư bên ngoài trang trải các chi phí đúng ra phải trả cho họ cách đây 2 năm nhưng do giá điện trì hoãn từ năm 2017 nên chưa thanh toán.

Riêng số tiền 6.000 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá khí trong bao tiêu EVN sẽ trả cho PVgas để đơn vị này nộp về ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, quyền đấu giá mặt nước, chi phí mua dầu, chênh lệch mua điện tăng lên... cũng phải thanh toán bổ sung.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Điều tiết điện lực, bộ Công Thương, cho hay mức tăng giá điện 8,36% từ ngày 20/3, theo tính toán của Tổng cục Thống kê, CPI năm 2019 tăng trong khoảng 3,3-3,9% - vẫn đảm bảo dưới 4% theo mục tiêu Quốc hội.

Lần tăng giá điện gần đây nhất là tháng 12/2017, với mức tăng 6,08%, đưa giá bán lẻ điện bình quân lên 1.720,65 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT). Hiện tại, đại diện EVN cho biết đã xây dựng báo cáo đánh giá, tính toán giá chi phí để làm cơ sở tăng giá điện

Thứ trưởng bộ Công Thương cho biết điều chỉnh giá điện để lành mạnh hóa tài chính của ngành điện. Ông Vượng cho rằng theo quy định lẽ ra năm 2018 phải có lần điều chỉnh giá điện nhưng tính tới cân đối kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát… nên chưa điều chỉnh giá bán lẻ điện.

Nguồn tin: Người đưa tin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây