Nắng nóng kéo dài chè chết khô ở Hà Tĩnh

Thứ ba - 06/06/2017 20:35
Do nắng nóng gay gắt kéo dài nên nhiều diện tích chè bị chết khô ở hai huyện miền núi Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh). Trong tình hình căng thẳng nắng nóng còn tiếp tục các công ty, xí nghiệp chè vẫn chưa tìm ra được giải pháp, hàng chục hecta chè đang đối diện trước khô hạn.


Hàng chục hecta chè chết hàng loạt tại các Công ty, Xí nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

 

Chè chết hàng loạt!

Tại huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh), nắng nóng kéo dài đã làm chết khô nhiều diện tích chè của Xí nghiệp chè 20/4 ở xã Hương Trà…

Được biết, Xí nghiệp chè 20/4 hiện có 170 hecta chè, vào thời điểm này tại đây đã có 50 ha chè cành bị nắng nóng cháy khô. Từ tháng 9/2014 xí nghiệp cũng mới trồng thêm 10 hecta chè non nhưng đến thời điểm này có tới gần 3 hecta đã bị chết khô, kèm theo đó là hàng chục hecta đang đương đầu với nắng nóng.

Để đối phó trước tình trạng thời tiết khắc nghiệt này, người dân đã chủ động bơm nước tưới tiêu. Người dân đã huy động 8 máy bơm nước được sử dụng 24/24h, thay phiên nhau tưới thủ công cả ngày lẫn đêm. Thậm chí, các gia đình còn tự mua thêm máy, lắp đường ống tưới hoặc thuê xe tưới nước nhưng vẫn chưa thể lấy lại màu xanh cho cây chè Hương Trà. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là biện pháp tạm thời.

Chị Nguyễn Thị Thanh Thu (ở thôn Tân Trà) cho biết, “chè là nguời thu nhập chính của người dân nơi đây, nhưng tình trạng nắng nóng đã làm chết nhiều hecta rồi. Gia đình tôi có 1 hecta chè nhưng cũng bị chết mất 40%, để đối phó với khô hạn, chúng tôi đã phải tưới thủ công khoảng nửa tháng trở lại đây. Nhưng nhận thấy nắng nóng kéo dài nên xí nghiệp đã hỗ trợ mua 8 máy loại lớn để người dân ra sức cứu lấy những hecta chè còn lại”.

 

 

Những loại chè bị chết đa số là chè F1 loại trồng 3-5 năm trở lại đây. Hơn chục ngày trước huyện Hương Khê đã vận động Đoàn Thanh thiên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân chung sức cứu lấy chè bằng hình thức thuê ô tô chở nước và tưới thủ công.

Không chỉ ở Hương Khê, tại xí nghiệp chè Tây Sơn, huyện Hương Sơn cùng chung cảnh ngộ chè chết hàng loạt.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Giám đốc Xí nghiệp chè Tây Sơn cho biết: “Hiện Xí nghiệp chè Tây Sơn trồng mới và cũ có gần 500 hecta chè, nhưng trong thời điểm nắng nóng này đã chết khô khoảng 30-50 hecta chè. Trước tình trạng này, rất khó để tìm hướng cứu lấy những hecta chè đang ngày ngày khô héo”.

Tìm cách cứu lấy “thương hiệu vàng”

Để cứu lấy những hecta chè thì cách duy nhất là phải bơm nước tưới tiêu để giúp cây trồng chống chọi lại khô hạn.

Ông Phạm Văn Minh - Giám đốc xí nghiệp chè 20/4 cho biết, “Phải tiếp tục duy trì tưới nước để cứu lấy những hecta chè còn lại, vấn đề này không chỉ người dân trồng chè, mà huyện Hương Khê đã huy động lực lượng ở các ngành liên quan chung sức cứu lấy thương hiệu chè Hà Tĩnh”.

Tình trạng nắng nóng kéo dài không chỉ là cây chè, mà những cây công nghiệp như cam, bưởi Phúc trạch, lúa hè thu… đều cùng chung tình trạng chết, khô, héo.

 


Để cứu lấy thương hiệu vàng từ chè Hà Tĩnh, người dân, Công ty, Xí nghiệp còn cách dùng máy bơm nước tưới với hi vọng được ngày nào tốt ngày đó

 

“Để có hướng giải pháp tốt nhất là người dân phải tìm được nguồn nước dẫn về, và huy động các lực lượng, ngành liên quan cùng tham gia cứu hộ nắng nóng. Đối với ngành chè thì phòng nông nghiệp đã tư vấn tìm hướng xử lý tạm thời trước mắt là hỗ trợ người dân mua thiết bị máy bơm loại công suất lớn để kịp thời cấp nước cho những đồi chè đang bị khô héo do nắng nóng kéo dài”, ông Nguyễn Trọng Hòa – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hương Khê chia sẻ.

 

 

Trước tình trạng nắng nóng có xu hướng kéo dài thì ông Trần Công Lệ - Giám đốc Công ty CP chè Hà Tĩnh lo ngại, “Hiện diện tích chè trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã xẩy ra chết hàng loạt vì nắng nóng kéo dài, tại huyện Kỳ Anh có tổng diện tích 250 hecta các xã Kỳ Thượng, Kỳ Trung đã có hiện tượng khô héo. Huyện Hương Khê xí nghiệp chè 20/4 có tổng diện tích 170 hecta, nhưng nơi đây đã xảy ra hiện tượng chè chết nhiều nhất, vì đây là khu vực nhiệt độ cao nhất tỉnh Hà Tĩnh. Đây cũng là điều khiến người dân huyện Hương Sơn đang lo ngại vì Xí nghiệp chè Tây Sơn cũng đã xẩy ra việc chè chết đồng loạt”.

"Điều cấp thiết hiện tại là người dân chủ động tìm nguồn nước để tưới tiêu trong những ngày tiếp, với hi vọng “còn nước còn tát”. Phía Công ty CP chè Hà Tĩnh đã có nhiều cuộc họp tìm hướng chống nắng, chống hạn cho cây chè, sẽ hỗ trợ bà con để chủ động mua máy bơm phục vụ trong những ngày tiếp", ông Lệ chia sẻ.

Theo Doãn Đạt Đời sống & Tiêu dùng

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây