Công đoạn cuối cùng của quá trình chế biến mật ong giả là cho ít sáp ong vào chai mật để nó thật hơn. Ảnh Dân Việt. |
Cũng theo ông H, khi nấu, thay vì dùng phèn, người nấu cũng có thể cho chanh tươi vào để không bị đóng đường. Dùng chanh tuy ít độc, nhưng “mật” lại hay bị loãng và không để được lâu như phèn. Tuỳ vào chất lượng, màu sắc của nước đường mà có thể đun vỏ của cây núc nác để tạo màu vàng đậm cho chai mật ong.
Chưa đầy 20 phút, công đoạn biến đường thành mật ong của ông H đã hoàn thành.
Để ngụy trang cho hỗn hợp nước đường trở thành mật ong thứ thiệt, sau khi để nguội, rót vào chai, người sản xuất mật ong giả còn cho thêm một ít sáp ong vào chai và thêm vài giọt mật ong thật lên thành chai để có mùi thơm đặc trưng của mật ong, rồi nút lại bằng lá chuối.
Mật ong giả được làm ra ở đây giống mật thật tới 90%. Nếu chỉ nhìn mắt thường, thậm chí ngửi mùi rất khó mà phân biệt thật giả.
Giá bán một chai mật ong giả tại các cơ sở sản xuất này dao động trong khoảng từ 100-300 nghìn đồng/chai.
Theo một số người dân xã Xuân Tín, xã này vẫn còn chừng 20-30 hộ làm nghề buôn bán mật ong giả. Thông thường, mỗi ngày họ nấu chừng 5-10 chai, bán hết mới nấu mẻ khác.
Không chỉ tại Thanh Hóa, tại Hà Tĩnh cũng có một số xã từng rất nổi tiếng về làm mật ong giả, với công thức là nước lạnh + đường trắng + nghệ + trứng gà + phèn chua + chanh đun sôi cô đặc.
Một cán bộ UBND xã Phù Lưu (Lộc Hà, Hà Tĩnh) cho biết, một chai mật ong giả sản xuất ở đây chỉ có 10% mật ong thật pha với 80% đường và 10% còn lại gồm bột nghệ, chanh, trứng gà, đường, phèn chua...
Sau một vài vụ công an bắt các lò nấu mật ong giả, các tay “thợ” tại xã Phù Lưu đã chuyển hướng hoạt động. Cứ một tốp hai người mang theo khoảng 10 lít mật ong thật và xoong nồi đến các địa phương trong cả nước mua nguyên liệu pha chế tại chỗ rồi đem bán, tránh việc kiểm tra của cơ quan chức năng.
Theo Phunutoday.vn
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn