Hàng trăm nghìn viên gạch các loại của nhà máy gạch tuynel An Lộc tồn đọng đầy bãi do không tiêu thụ được |
Ra đời trong bối cảnh hết sức khó khăn, năm 2009 gặp phải cơn "bão giá", năm 2010 tiếp tục chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của cơn bão số 3 và lũ lụt, năm 2011 và 2012 lại đối diện với lạm phát suy thoái kinh tế, sức mua giảm mạnh, hiện tại nhà máy sản xuất gạch Tuynel An Lộc ở huyện Lộc Hà đang bên bờ vực phá sản. Với tổng mức đầu tư 17 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn vay ngân hàng 7 tỷ đồng, công suất thiết kế 15 triệu viên/năm, nhưng từ khi đưa vào hoạt động đến nay chưa một lần nhà máy gạch An Lộc vận hành hết cống suất. Công suất 15 triệu viên/năm chưa phải là lớn, thế nhưng thời gian qua nhà máy chỉ duy trì sản xuất được 1 dây chuyền với 40 - 50% công suất. Sở gĩ có hiện tượng này là do lượng gạch sản xuất ra hầu như rất khó tiêu thụ... Mặc dù thời điểm này là thời điểm rất thuận lợi để tiêu thụ sản phẩm do đang là mùa xây dựng, nhưng tại đây việc tiêu thụ sản phẩm vẫn rất vắng lặng, hiếm hoi lắm mới thấy được 1 khách hàng vào mua gạch. Vì vậy suốt thời gian qua nhà máy gạch An Lộc luôn tồn động hàng trăm ngàn viên gạch. Gạch không bán được đồng nghĩa với việc ứ động vốn, trong khi đó mọi chí phí cho điện, dầu, than và lương công nhân phải trả và đặc biệt là gánh nặng lải suất của 7 tỷ đồng vốn vay từ ngân hàng. Doanh nghiêp nghiệp này đang rất bế tắc trước những khó khăn nêu trên.
Ông Trần Xuân Quế, Giám đốc nhà máy gạch An Lộc cho biết: Đang là mùa xây dựng đáng lẽ ra vào thời điểm này sản phẩm sản xuất ra không đủ để bán nhưng năm nay lại hoàn toàn ngược lại, sản phẩm sản xuất ra từng nào thì ứ động từng đấy, mỗi ngày nhà máy chỉ bán được khoảng 4-5 ngàn viên gạch không đủ trang trải chi phí. Mặc dù rất khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm nhưng nhà máy không thể ngừng sản xuất vì lý do nếu tắt lò đồng nghĩa với việc phá sản, do lò tuynel nên nếu tắt lò ngừng sản xuất để chờ tiêu thụ hết sản phẩm sau đó vận hành lại phải tiêu tốn hàng trăm triệu đồng tiền điện và các chi phí khác vì thế dù sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được nhưng vẫn phải sản xuất để cầm chừng hy vọng thời gian tới sẽ tươi sáng hơn.
Mặc dù sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được nhưng các nhà máy gạch vẫn phải duy trì sản xuất cầm chừng |
Không chỉ nhà máy gạch An Lộc mà hầu hết các nhà máy sản xuất Gạch ngói trên địa bàn của cả tỉnh đều kho khăn tương tự. Hiện tại có những nhà máy mối ngày chỉ bán được trên dưới 500 viên gạch. Gạch không bán được đồng nghĩa với việc các nhà máy buộc phải cắt giảm lao động, đã có hàng trăm công nhân từ các nhà máy gạch buộc phải nghỉ việc vì không có việc làm và thu nhập quá thấp. Theo các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói cho biết có một sự nghịch lý rất oái ăm là 40% nguyên liệu để rản xuất ra gạch như: Than, dầu và nhân công liên tiếp tăng giá, nhưng giá gạch lại dậm chân tại chổ, thế mà vẫn không thể tiêu thụ được.
Ông Trần Đình Quảng, Giám đốc nhà máy gạch Tuynel Tùng Ảnh ngậm ngùi: Năm nay quả là một năm hết sức khó khăn. Nếu như những năm trước vào thời điểm này thường xuyên cháy hàng, sản xuất không đủ bán thì năm nay gạch ế ngập bãi không tiêu thụ được. Nhà máy gạch tuynel Tùng Ảnh là một trong những nhà máy thường xuyên vận hành hết công suất, thị trường tiêu thụ rộng sản phẩm sản xuất ra không chỉ tiêu thụ trên địa bàn mà còn bán sang tận Nam Đàn-Nghệ An nhưng năm nay vẫn gặp rất nhiều khó khăn phần thì không tiêu thụ được sản phẩm, phần thì giá nguyên vật liệu, nhân công không ngừng tăng nhưng ngược lại giá gạch vẫn không đổi so với năm trước.
Ông Nguyễn Hà Thạch - Chủ tịch Hiệp hội VLXD Hà Tĩnh: Ngoài yếu tố suy thoái kinh tế, nhà nước thắt chặt đầu tư công, sức mua của người dân giảm thì còn có nguyên nhân khác đó là cung vượt quá cầu. Với 21 nhà máy sản xuất gạch ngói đã và đang hoạt động trên địa bàn như hiện nay là con số quá lớn so với mức tiêu thụ chung trên toàn tỉnh. Nếu như so với tốc độ phát triển chung trên địa bàn toàn tỉnh và không rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế dẫn đến Nhà nước thắt chặt đầu tư công thì với số lượng gạch sản xuất ra của 21 nhà máy trên toàn tỉnh thì sản phẩm vẫn không thể tiêu thụ hết. Ta cứ lấy bình quân mỗi nhà máy mỗi năm sản xuất ra 10-15 triệu viên như vậy 21 nhà máy mỗi năm toàn tỉnh sẽ có 200-300 triệu viên gạch được sản xuất ra thì thử hỏi làm sao mà tiêu thụ hết. Đó cũng là cái giá cho sự đầu tư xây dựng quá nhanh mà không có sự tính toán cho thời gian về lâu dài. |
Trong số 21 doanh nghiệp sản xuất gạch, ngói thì chỉ có 4 doanh nghiệp đang hoạt động có lãi, số còn lại hoặc bị thua lỗ hoặc phải dừng hoạt động. Trong khi đó đây là thời điểm thuận lợi nhất trong năm để tiêu thụ sản phẩm gạch ngói vậy nhưng với thực trạng như hiện nay doanh nghiệp sản xuất gạch, ngói đang đối mặt với quá nhiều khó khăn. Và với đà này hàng ngàn công nhân lao động tại các nhà máy sản xuất gạch, ngói rất có thể sẽ không có việc làm, điều này đồng nghĩa với việc sẽ có rất nhiều gia đình trong thời gian tới phải đối mặt với nhiều khó khăn ...
Theo Báo Hà Tĩnh
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn