Gốc chè to hơn cả cột nhà sàn, có tuổi thọ vài trăm năm. Xung quanh thân cây rêu phủ kín, nhiều loài tầm gửi cũng ký sinh trên cây.
Thời gian gần đây, rừng bị tàn phá nhanh chóng, những cây chè cổ thụ cũng bị đốn hạ nhiều. Trước nguy cơ biến mất của vườn chè, các bản đã nghiêm cấm bà con đốn chè shan tuyết. Họ đã biết cách khai thác lợi thế từ cây chè. Họ hái lá và làm chè khô. Mỗi cần chè shan tuyết nơi này bán cả triệu đồng.
Chè shan tuyết thường mọc ở độ cao từ 1.500m so với mặt nước biển. Ở các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai... thường có nhiều cây chè cổ thụ. Tuy nhiên, trong những năm qua, do không được bảo vệ và chăm sóc chu đáo, nhiều gốc chè đã bị hủy hoại hoặc bị đào cả gốc để mang về xuôi bán cho những người chơ cây cảnh, ưa sự độc, lạ.
Nhánh cây cũng to và vươn dài. Chúng tựa như đại lão mộc đứng sừng sững giữa đất trời, bất chấp mưa nắng. Nhìn ở góc độ nào cũng thấy các đại lão mộc này sù sì và nhuốm màu thời gian.
Hiện bà con dân tộc nơi đây đã biết cách khai thác lợi thế từ cây chè. Họ không chặt và hái vô tội vạ như trước nữa.
Búp chè shan tuyết đã qua sao tẩm. Ai đã một lần được thưởng thức chè shan tuyết nơi này, khó có thể quên hương vị đậm đà và thơm ngát. Hương rừng như cùng đọng lại trong chén trà.
Bảo tồn những gốc chè shan tuyết đang rất cần được chính quyền nơi đây quan tâm.
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn