Trong phiên thảo luận tại tổ sáng nay, các đại biểu cho ý kiến đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2011 và những tháng đầu năm 2012. Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010. Bổ sung một số dự án mới sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015.
Cần ưu tiên kích cầu cho doanh nghiệp nông thôn
Sáng nay 24/5 các đại biểu Quốc hội tiến hành thảo luận ở tổ. Ảnh Xuân Hải. |
Nói về tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2011 - 2012, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (đại biểu tỉnh Quảng Nam) cho rằng, thời gian qua Chính phủ đã tập trung tháo gỡ khó khăn, kiềm chế lạm phát. Báo cáo của Chính phủ gửi đến các đại biểu đã được chuẩn bị kỹ nhưng chưa sát, khái nhất là trong thời điểm khó khăn. Chất lượng tăng trưởng chưa được cải thiện. Tuy nhiên, Chính phủ không chủ quan, thành tích trong báo cáo đã nêu rõ tình hình khó khăn hiện nay để Quốc hội cùng thảo luận. Qua đó thể hiện quyết tâm thực hiện mục tiêu , với biện pháp cụ thể giữ lời hứa, mục tiêu như QH thông qua về GDP, CPI, tỷ lệ nghèo, thu ngân sách...
Chính phủ cũng không đặt vấn đề trước Quốc hội điều chỉnh các chỉ tiêu mà quyết liệt làm tổng thể, nỗ lực thực hiện các mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, Chính phủ rất muốn nghe biện pháp mới, phương hướng đề xuất cụ thể từ các đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Lê Văn Nga (Quảng Nam) cho rằng, tình hình kinh tế trong quý I/2012 khó khăn trong khi đó mục tiêu phát triển đề ra từ 6 – 6,5% nếu không có các biện phát để khắc phục khó khăn thì chỉ tiêu phát triển kinh tế đặt ra rất khó thực hiện được. Chính phủ bỏ ra 29 nghìn tỷ để giải cứu doanh nghiệp, cần quan tâm đến các doanh nghiệp kinh tế nông thôn, nếu không thận trọng thì số tiền bỏ ra không hiệu quả.
Đồng quan điểm trên, đại biểu Lê Phước Thanh (Quảng Nam), cho biết hiện nay tỷ lệ người nghèo tại các địa phương còn cao, nếu chúng ta không có giải pháp tốt để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, mà cứ gia tăng kiềm chế thì giảm phát sẽ xảy ra. Trong thời gian vừa qua do lãi suất cao nên doanh nghiệp rất khó tiếp cận, lãi suất vay cần cố gắng giảm hơn. Chính phủ cần chú ý đầu tư cho nông dân các hộ nghèo, vùng xa, vùng sâu để các hộ nghèo tự thoát nghèo bền vững thông qua các biện pháp như miễn giảm học phí cho các gia đình nghèo có hai con đi học.
Đại biểu Nguyễn Thanh Sơn (Nam Định) bày tỏ, cử tri quan tâm đến tình trạng tham nhũng hiện nay còn nhiều. Người dân quan tâm xôn xao chú ý đến việc quan chức, cán bộ lương chỉ tiền triệu mà nhiều người có biệt thự đắt tiền, tiện nghi sang trọng...Đại biểu Sơn cũng đề nghị, Chính phủ cần quan tâm đến phát triển biển đảo, bởi khi ra thực tế tôi mới thấy được sự khó khăn của người dân huyện đảo.
Lương tăng không kịp giá
Cho ý kiến về vấn đề tiếp cận vốn vay, đại biểu Phạm Hồng Hà (Nam Định) nhận xét, lãi suất đã hạ xuống còn 15%/năm nhưng doanh nghiệp không vay được do “vướng” những qui định kèm theo như doanh nghiệp nợ xấu không được vay vốn tiếp.
Đại biểu cũng đề nghị để phát triển kinh tế xã hội cho các tình nghèo Chính phủ cần ưu tiên cho các địa phương này ứng trước vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 – 2015. Đại biểu phản ánh về những khó khăn khi thực hiện chương trình nông thôn mới hiện nay như chưa xử lý được hài hòa vốn đầu tư, dân đóng góp đất để làm đường nhưng chính quyền địa phương không có tiền để đầu tư.
Về vấn đề khiếu kiện hiện nay, đại biểu Hà cho rằng mấu chốt của các vụ khiếu kiện về đất đai hiện nay do giá đền bù thấp, Chính phủ cần có cơ chế để giải quyết tình trạng này, cần tạo việc làm cho người dân khi bị thu hồi đất, phương án đền bù phải được người dân chấp nhận sau đó mới tiến hành xây dựng được như vậy tình trạng khiếu kiện sẽ được khắc phục.
Đại biểu Nguyễn Thế Trường (Vĩnh Phúc) đề nghị, khi tăng các loại phí cần nghiên cứu kỹ xem có phù hợp, ví dụ Bộ Giao thông thu phí bảo trì đường bộ được khoảng 6000 tỷ nhưng nhà nước mất khoảng 60.000 tỷ do các doanh nghiệp sản xuất không bán được ô tô, xe máy.
Về kế hoạch phát triển kinh tế năm 2011, theo đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) phân tích, Chính phủ đưa ra 12 chỉ tiêu chỉ đạt được 5 chỉ tiêu, còn 7 chỉ tiêu không đạt, vấn đề ở đây là cần xác định rõ nguyên nhân vì sao không đạt các chỉ tiêu này. Ví dụ, chỉ tiêu giảm trẻ em suy dinh dưỡng hiện nay cũng không đạt vì không có tiền hay vì chăm sóc kém. Bên cạnh đó việc thu ngân sách giảm, trong khi đó chi ngân sách lại tăng. "Để giúp người dân phát triển, thoát nghèo bền vững cần hỗ trợ trực tiếp vốn sản xuất cho người dân",đại biểu Minh đề nghị.
Theo infonet.vn
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn