Dự kiến có thêm nhiều chính sách đãi ngộ cho giáo viên

Chủ nhật - 19/05/2024 20:26
Dự thảo Luật Nhà giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo thiết kế có nhiều chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên.
D2024051902
D2024051902
D2024051902
Bộ GDĐT đề xuất lương giáo viên xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp. Ảnh: Vân Hà
 
Xếp lương nhà giáo cao nhất

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đang xin góp ý về dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó đề xuất tiền lương của nhà giáo. Thời gian nhận góp ý từ nay đến hết 13.7.2024.

Dự thảo Luật Nhà giáo gồm 9 chương, 71 điều; quy định về nhà giáo; quyền và nghĩa vụ của nhà giáo; hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo; chức danh, chuẩn nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng nhà giáo; chính sách tiền lương, đãi ngộ, tôn vinh đối với nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế về nhà giáo; quản lý nhà nước về nhà giáo; khen thưởng và xử lý vi phạm đối với nhà giáo.

Đối với chính sách tiền lương, đãi ngộ nhà giáo, dự thảo Luật đề xuất các chế tài để đảm bảo tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo công tác tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, tự chủ phải đảm bảo không ít hơn so với nhà giáo có cùng trình độ đào tạo, cùng thâm niên, cùng chức danh trong các cơ sở giáo dục công lập đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Luật Nhà giáo quy định về đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh và bảo vệ nhà giáo nhằm chuẩn hóa, nâng cao chất lượng nhà giáo, giúp nhà giáo phát triển chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tạo điều kiện cho nhà giáo tự do học thuật, phát triển chuyên môn liên tục.

Nhiều chính sách đãi ngộ

Ngoài tiền lương, các chính sách hỗ trợ nhà giáo gồm: Nhà công vụ; chế độ phụ cấp, chế độ trợ cấp, chính sách đào tạo, bồi dưỡng; khám bệnh định kì hằng năm; hỗ trợ học phí cho con nhà giáo. Ngoài ra, khuyến khích các địa phương ban hành chính sách đặc thù để hỗ trợ nhà giáo

Quy định nêu trên cùng với một số chế tài khác (các hành vi bị nghiêm cấm đối với các cá nhân, đơn vị liên quan về nhà giáo, quy định về xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về nhà giáo…) nhằm bảo đảm chế độ đãi ngộ công bằng và bảo vệ nhà giáo dù công tác tại các cơ sở giáo dục trong hay ngoài công lập.

Cô Trịnh Thị Thư Sinh - giáo viên Trường Mầm non Nà Bai (Sơn La) - nói đến mức lương vỏn vẹn 5 triệu đồng/tháng với tâm trạng buồn.

Theo cô Sinh, nghề giáo là công việc đặc thù, nhiều áp lực, đặc biệt là những thầy cô công tác ở vùng sâu vùng xa, điều kiện đời sống, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, khó khăn. Do đó, rất cần những chính sách, đãi ngộ điều chỉnh về mức thu nhập cho các giáo viên.

Cô Sinh kỳ vọng, Luật Nhà giáo sau khi ra đời, với các quy định cụ thể sẽ đảm bảo được quyền lợi cho giáo viên.

"Khi Luật Nhà giáo được ban hành với các quy định cụ thể sẽ không chỉ tháo gỡ được vấn đề tiền lương mà còn là chiếc phao cứu sinh giúp các giáo viên muốn gắn bó và cống hiến với nghề. Đặc biệt, đối với những giáo viên mới ra trường, cần có nhiều chế độ để thu hút đội ngũ trẻ này" - cô Sinh hi vọng.
Theo  Vân Trang GD&TĐ

Link gốc: Dự kiến có thêm nhiều chính sách đãi ngộ cho giáo viên (laodong.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây