Cụ thể, tại điểm thi trên trong buổi thi tổ hợp sáng 23/6, phòng số 2985 và 2986 mỗi phòng chỉ có duy nhất 1 thí sinh. Thí sinh Phạm Ngọc Duy Hoàng thi môn Lý (phòng 2985) và thí sinh Hà Thị Hợi thi môn Sinh (phòng 2986).
Nhưng tại phòng thi số 2985, hai giám thị thực hiện mọi quy trình như quy trình nhưng thí sinh Phạm Ngọc Duy Hoàng bỏ thi. Dù phòng thi trống không, cán bộ coi thi vẫn túc trực tại đây.
Có rất nhiều ý kiến của mọi người xoay quanh thông tin này, nhất là trong việc tổ chức, bố trí phòng thi. Nhiều người thắc mắc và cho rằng phòng thi chỉ có 1 thí sinh là quá bất hợp lý, lãng phí. Rồi việc thí sinh bỏ thi, phòng không có thí sinh mà giám thị vẫn ở lại phòng thi liệu có quá máy móc, cứng nhắc?
Trong buổi hợp báo về kỳ thi tại TPHCM chiều 23/6, ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó GĐ Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, qua báo Dân trí, ông nắm thông tin phòng thi chỉ 1 thí sinh và phòng không có thí sinh giám thị vẫn túc trực tại điểm thi Trường THCS Phan Bội Châu.
Ông Đạt giải thích việc bố trí một phòng thi chỉ có 1 thí sinh không phải là lãng phí mà đó là phải làm đúng quy định của quy chế thi. Đó là không được bố trí quá 24 thí sinh trong một phòng thi.
Ở mỗi môn thi tổ hợp có 24 mã đề thi thì phòng thi chỉ xếp 24 thí sinh, khi chia ra phòng thi cuối cùng bao giờ cũng là số lẻ, rất hiếm nơi tất cả các phòng đều là 24 thí sinh. Ở hội đồng trường THCS Phan Bội Châu, khi chia các phòng 24 thí sinh thì lẻ 1 thí sinh nên buộc phải bố trí một phòng riêng.
Giám thị vẫn làm mọi thủ tục theo quy định nhưng thí sinh duy nhất tại phòng thi này lại vắng nên... phòng thi trống không. Tuy vậy hội đồng vẫn làm đầy đủ thủ tục, ký tên. Trường hợp thí sinh theo quy định vẫn có một tờ giấy xanh để đánh dấu đó là thí sinh vắng, tránh nhầm lần cho thí sinh khác.
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn