Khác máu tanh lòng
Chuyện mẹ chồng, nàng dâu vốn là đề tài muôn thuở. Nhưng lạ lùng, hầu như ít các câu chuyện cảm động về mối quan hệ này, mà chủ yếu là những cay nghiệt, bạc bẽo. Nó thể hiện ngay trong những quan niệm "truyền đời" như "khác máu tanh lòng", "dâu dữ mất họ, chó dữ mất con", "bố chồng là lông chim phượng, mẹ chồng là tượng mới tô, nàng dâu mới về là bồ chịu chửi"...
Xã hội hiện đại, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu cũng có thay đổi theo chiều tích cực, nhưng ở nhiều gia đình, đây vẫn là nguyên nhân gây nên những khó chịu, bức bối, thậm chí hôn nhân chia lìa.
Chị Nguyễn Cẩm Anh (Hà Nội) kể, chị luôn sống trong tình trạng sẵn sàng bùng nổ chỉ vì mẹ chồng. Mẹ chồng chị có những thói quen khác biệt, khó mà chiều theo được. Ví dụ, thịt chỉ ăn thịt thăn, không mỡ, cá phải dưới một cân, rau chỉ luộc... Vì thế, với chị Anh, riêng việc chế biến món ăn hằng ngày, đã là một khó khăn rồi. Chưa kể đến những lời nói ác ý như toàn xui con trai bỏ vợ, suy diễn lời con dâu nói gây mất đoàn kết.
Còn bà Bùi Thị Trụ, 18, đội 7 Đình Thôn, Mỹ Đình lại ấm ức về chuyện con dâu "hỗn". Bà bảo, ở cùng một nhà, con dâu đã hơn 40 tuổi mà cư xử không bằng một đứa trẻ lên 3; Đi, về không bao giờ chào, hỏi. Mẹ chồng ốm chưa từng biết giặt hộ bộ quần áo chứ nói gì đến chăm sóc.
Học cách sống chung
Cuộc sống bức bối, khiến nhiều người có tư tưởng muốn cải thiện tình hình. Nhưng không phải thành ý nào cũng nhận được sự hợp tác. Chị Cẩm Anh rớm nước mắt kể, có lần nhân lúc vui vẻ, chị thủ thỉ với mẹ chồng: "Con biết con không hoàn thiện, nhưng mẹ yêu cầu 10 mà con làm được 6, 7 thì cũng tốt rồi". Không ngờ bị mẹ chồng dội gáo nước lạnh: "Nhà tao có 3 việc mày chưa làm xong mà đòi gì tới 6, 7".
Tuy nhiên cũng có người thành công. Chị Nguyễn Thị Thư (Gia Lâm, Hà Nội) kể, nếu để bụng những câu mẹ chồng nói, như "con chó nhà mày còn ngoan hơn chủ", thì chị không bao giờ tha thứ cho mẹ chồng, nhưng dần dần bằng tấm lòng của mình, chị đã chinh phục được bà. "Bí quyết" là mỗi khi có dịp nằm cạnh mẹ, chị lại hỏi mẹ về chuyện ngày xưa, chuyện thời bé của chồng mình... khơi gợi để bà tâm sự, tạo sự gần gũi, thân thiết.
Theo ThS Mai Thị Thắng, tâm lý của một số bà mẹ là luôn thấy con trai mình hoàn hảo, người con dâu dù tốt đến đâu cũng không bao giờ là "đủ" để sánh với con trai mình, từ đó sinh ra xét nét con dâu, "không ưa thì dưa có giòi". Đi liền với đó là việc tự cho mình ở thế "bề trên", lúc nào cũng đúng, chuẩn mực, con dâu chỉ được phép nghe theo, cấm cãi.
ThS Mai Thị Thắng cũng cho hay, cách tốt nhất trong hoàn cảnh này là cả mẹ chồng, nàng dâu nên loại bỏ tâm lý mình đang ở trong mối quan hệ với những định kiến truyền đời, mà hãy nghĩ đến nhau ở tư cách một con người và cần phải học cách sống chung.
“Điều đó không hề khó nếu như cả hai đều hướng tới mục tiêu rõ ràng là để mối quan hệ tốt hơn, cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn. Có rất nhiều cách như thảo luận, chia sẻ để hiểu nhau, nhưng trên cơ sở phải tôn trọng sự khác biệt, cá tính, không được ép buộc người khác phải sống theo cách của mình”.
Chuyện mẹ chồng, nàng dâu vốn là đề tài muôn thuở. Nhưng lạ lùng, hầu như ít các câu chuyện cảm động về mối quan hệ này, mà chủ yếu là những cay nghiệt, bạc bẽo. Nó thể hiện ngay trong những quan niệm "truyền đời" như "khác máu tanh lòng", "dâu dữ mất họ, chó dữ mất con", "bố chồng là lông chim phượng, mẹ chồng là tượng mới tô, nàng dâu mới về là bồ chịu chửi"...
Xã hội hiện đại, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu cũng có thay đổi theo chiều tích cực, nhưng ở nhiều gia đình, đây vẫn là nguyên nhân gây nên những khó chịu, bức bối, thậm chí hôn nhân chia lìa.
Chị Nguyễn Cẩm Anh (Hà Nội) kể, chị luôn sống trong tình trạng sẵn sàng bùng nổ chỉ vì mẹ chồng. Mẹ chồng chị có những thói quen khác biệt, khó mà chiều theo được. Ví dụ, thịt chỉ ăn thịt thăn, không mỡ, cá phải dưới một cân, rau chỉ luộc... Vì thế, với chị Anh, riêng việc chế biến món ăn hằng ngày, đã là một khó khăn rồi. Chưa kể đến những lời nói ác ý như toàn xui con trai bỏ vợ, suy diễn lời con dâu nói gây mất đoàn kết.
Còn bà Bùi Thị Trụ, 18, đội 7 Đình Thôn, Mỹ Đình lại ấm ức về chuyện con dâu "hỗn". Bà bảo, ở cùng một nhà, con dâu đã hơn 40 tuổi mà cư xử không bằng một đứa trẻ lên 3; Đi, về không bao giờ chào, hỏi. Mẹ chồng ốm chưa từng biết giặt hộ bộ quần áo chứ nói gì đến chăm sóc.
Chị Trần Thị Hà (Thái Bình): "Sống thật với lòng mình, đó là cách tôi "ghi điểm" với mẹ chồng". |
Học cách sống chung
Cuộc sống bức bối, khiến nhiều người có tư tưởng muốn cải thiện tình hình. Nhưng không phải thành ý nào cũng nhận được sự hợp tác. Chị Cẩm Anh rớm nước mắt kể, có lần nhân lúc vui vẻ, chị thủ thỉ với mẹ chồng: "Con biết con không hoàn thiện, nhưng mẹ yêu cầu 10 mà con làm được 6, 7 thì cũng tốt rồi". Không ngờ bị mẹ chồng dội gáo nước lạnh: "Nhà tao có 3 việc mày chưa làm xong mà đòi gì tới 6, 7".
Tuy nhiên cũng có người thành công. Chị Nguyễn Thị Thư (Gia Lâm, Hà Nội) kể, nếu để bụng những câu mẹ chồng nói, như "con chó nhà mày còn ngoan hơn chủ", thì chị không bao giờ tha thứ cho mẹ chồng, nhưng dần dần bằng tấm lòng của mình, chị đã chinh phục được bà. "Bí quyết" là mỗi khi có dịp nằm cạnh mẹ, chị lại hỏi mẹ về chuyện ngày xưa, chuyện thời bé của chồng mình... khơi gợi để bà tâm sự, tạo sự gần gũi, thân thiết.
Theo ThS Mai Thị Thắng, tâm lý của một số bà mẹ là luôn thấy con trai mình hoàn hảo, người con dâu dù tốt đến đâu cũng không bao giờ là "đủ" để sánh với con trai mình, từ đó sinh ra xét nét con dâu, "không ưa thì dưa có giòi". Đi liền với đó là việc tự cho mình ở thế "bề trên", lúc nào cũng đúng, chuẩn mực, con dâu chỉ được phép nghe theo, cấm cãi.
ThS Mai Thị Thắng cũng cho hay, cách tốt nhất trong hoàn cảnh này là cả mẹ chồng, nàng dâu nên loại bỏ tâm lý mình đang ở trong mối quan hệ với những định kiến truyền đời, mà hãy nghĩ đến nhau ở tư cách một con người và cần phải học cách sống chung.
“Điều đó không hề khó nếu như cả hai đều hướng tới mục tiêu rõ ràng là để mối quan hệ tốt hơn, cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn. Có rất nhiều cách như thảo luận, chia sẻ để hiểu nhau, nhưng trên cơ sở phải tôn trọng sự khác biệt, cá tính, không được ép buộc người khác phải sống theo cách của mình”.
"Thậm chí trong nhiều tình huống, cứ thử nghĩ rằng "chúng ta đều xấu như nhau", đặt địa vị của mình vào người khác thì sẽ biết thông cảm, bỏ qua cho nhau những trái ý lặt vặt thường ngày". ThS Mai Thị Thắng |
Theo Bee.net.vn