Hằng năm cứ đến mồng 5 tháng 5 (âm lịch), người dân Việt Nam lại tổ chức Tết Đoan Ngọ. Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan dương.
Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5.
Cách trừ sâu bọ trong người như sau: Mọi người sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc. Rồi bước chân ra khỏi giường ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.
Giờ vàng cúng Tết Đoan Ngọ
Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, các khung giờ đẹp để tiến hành nghi lễ cúng Tết Đoan Ngọ:
Giờ đẹp nhất là giờ Giáp Ngọ từ 11h đến 13h, giờ Nhâm Thìn từ 7h đến 9h, giờ Ất Mùi từ 13h đến 15h, giờ Mậu Tuất từ 19h đến 21h.
Vào mùng 5 tháng 5 thông thường dân gian sử dụng hương thắp theo số lẻ. Do đó, mọi người có thể thắp 1, 3 nén tùy thuộc vào không gian thờ cúng.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?
Hương, hoa, vàng mã
Nước
Rượu nếp
Các loại hoa quả: Mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối
Có điều kiện thêm Bánh tro ( bánh gio) và chè hạt sen thì càng đầy đặn.
Ở miền Bắc, mâm cúng còn có thêm cơm rượu nếp cái hoa vàng hoặc cơm rượu nếp cẩm. Ngoài ra còn có rượu nếp, bánh tro giúp giải nhiệt cơ thể.
Bánh tro làm từ gạo nếp đã được ngâm trong nước tro, gói trong lá chuối. Đây là loại bánh dễ ăn, dễ tiêu, ngon hơn khi ăn cùng với đường hoặc mật.
Ở miền Trung, người dân còn cúng thêm cơm rượu, thịt vịt, chè kê.
Ở miền Nam, ngoài cơm rượu giống miền Bắc, mâm cúng còn có bánh ú, chè trôi nước ăn cùng nước đường. Người dân miền Nam thường mua vải thiều loại to, đẹp để cúng trong Tết Đoan Ngọ.
* Thông tin mang tính chiêm nghiệm, tham khảo.
Theo Thùy Linh GD&TĐ