Viết tiếp bài: “Sa tặc” tàn phá sông La Nhiều cơ quan nhà nước tiếp tay cho “sa tặc”!

Thứ bảy - 10/06/2017 05:50
Tình trạng khai thác cát trái phép trên sông La (huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh) đang thực sự trở thành một vấn nạn, đe dọa trực tiếp đến sản xuất và đời sống của hàng nghìn hộ dân. Thế nhưng, thay vì đấu tranh dẹp bỏ tình trạng trên thì chính quyền nhiều xã và có cả doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Tĩnh lại ngang nhiên tiếp tay cho “sa tặc”.
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

          Báo Bảo vệ pháp luật (số 46, ra ngày 10/6/2014) có đăng tải phóng sự “Sa tặc” tàn phá sông La, phản ánh tình trạng khai thác cát trái phép một cách ngang nhiên, rầm rộ trên sông La đoạn thuộc địa phận huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Mở rộng tìm hiểu vấn đề này, phóng viên đã phát hiện nhiều sai phạm của chính quyền các xã cũng như doanh nghiệp trong việc tiếp tay vận chuyển, tiêu thụ nguồn cát khai thác trái phép.

Doanh nghiệp nhà nước kinh doanh cát lậu!

          Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh (gọi tắt là Công ty Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh) là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Hà Tĩnh, có nhiệm vụ chính là quản lý, khai thác tổng hợp hệ thống các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất và dân sinh trên địa bàn các huyện phía Bắc của tỉnh Hà Tĩnh. Hơn 3 năm nay, doanh nghiệp này còn “lấn sân” sang lĩnh vực kinh doanh cát xây dựng. Theo phản ánh của nhiều người dân thì điểm kinh doanh cát của doanh nghiệp này (tận dụng phần đất của trạm bơm Cầu Cao tại xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc) là một đầu mối lớn tiêu thụ cát khai thác trái phép từ sông La. Việc lập bãi cát trong khu vực trạm bơm không chỉ ảnh hưởng đến trạm mà còn gây nguy hại đến con kênh Cầu Cao (là kênh dẫn nước tưới phục vụ sản xuất cho 2 huyện Can Lộc và Lộc Hà), khi lượng xe ô tô đi dọc bờ kênh để vào bãi lấy cát ngày một đông. Điển hình là vào ngày 26/3/2014, một chiếc xe tải cỡ lớn đang trên đường chở cát từ bãi ra đã lật nghiêng, làm sập hơn 10m bờ kênh.

Ngoài ra, Công ty Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh còn cho tư nhân thuê lại phần đất thuộc trạm bơm Linh Cảm (huyện Đức Thọ) để lập bãi kinh doanh cát trái phép. Bãi cát nằm ngay dưới chân cầu Linh Cảm, và đang là sự đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của cây cầu này.

          Để làm rõ thông tin trên, phóng viên đã có buổi làm việc với ông Trần Quốc Hùng - Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh. Tại buổi làm việc, ông Trần Quốc Hùng lý giải việc lập bãi kinh doanh cát là để tạo việc làm cho anh em công nhân. Về nguồn gốc số cát nhập vào, theo xác nhận của ông Hùng thì nguồn cát hầu hết mua từ những tàu khai thác trái phép ở Đức Thọ. Còn bãi cát ở trạm bơm Linh Cảm, ông Trần Quốc Hùng cho biết: “Công ty chỉ cho họ thuê đất, còn việc họ kinh doanh thế nào thì chúng tôi không rõ”.

Chính quyền xã “bật đèn xanh” cho lập bãi cát trái phép

          Theo ông Thái Sơn Vinh - Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) thì hiện nay trên địa bàn huyện có gần 20 bãi tập kết kinh doanh cát nhưng chỉ duy nhất 1 bãi có thủ tục đầy đủ, còn lại là các bãi kinh doanh trái phép. Sở dĩ có hiện tượng này, theo ông Vinh là do chính quyền các xã ký hợp đồng “chui” với tư nhân, cho thuê đất trái thẩm quyền để lập bãi kinh doanh cát trái phép. Điển hình cho hiện tượng này là các xã: Bùi Xá, Tùng Ảnh, Đức Dũng và thị trấn Đức Thọ. “Chúng tôi thường xuyên kiểm tra, yêu cầu đình chỉ và giải tỏa nhưng tình hình vẫn không có chuyển biến. Đối với 2 xã Tùng Ảnh và Bùi Xá, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã nhiều lần lập biên bản, gắn trách nhiệm và trừ vào điểm thi đua cuối năm nhưng vẫn không thể dẹp bỏ được” - Ông Thái Sơn Vinh cho biết.

          Huyện Can Lộc cũng là địa phương có nhiều bãi tập kết, kinh doanh cát trái phép. Trong đó, nổi cộm nhất là tại xã Vượng Lộc với 6 bãi chuyên kinh doanh cát khai thác “lậu”. Tất cả các bãi cát này đều không nằm trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới về địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng được cấp trên phê duyệt. Trả lời báo chí về vấn đề này, Chủ tịch UBND xã Vượng Lộc Nguyễn Văn Quế thừa nhận rằng các bãi cát chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, xã tự cho thuê đất với mục đích tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.

          Cũng theo ông Thái Sơn Vinh – Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức Thọ, để đối phó với tình trạng khai thác cát trái phép, kể từ đầu năm 2013, chính quyền huyện Đức Thọ đã huy động các ngành chức năng, có cả lực lượng công an và quân sự tham gia truy quét “sa tặc”. Tuy nhiên, cứ sau mỗi đợt ra quân chừng vài ngày, tình trạng lại tiếp diễn và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Thiết nghĩ, để ngăn chặn được đàn “thủy quái” tàn phá sông La, chính quyền và các ngành chức năng ở Hà Tĩnh trước hết cần kiên quyết xử lý nghiêm những địa phương, doanh nghiệp cố tình tiếp tay cho các đối tượng khai thác tài nguyên trái phép.

theo Phạm Tường (BVPL số 53)

/* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây