Phản ánh đến
Báo Đời sống & Tiêu dùng nhiều giáo viên hợp đồng tại Trường mầm non Bắc Hồng (thị xã Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) bức xúc: đầu năm 2015 đến nay, họ đã thực hiện nghĩa vụ đóng tiền bảo hiểm cho nhà trường nhưng đến nay, trong danh sách tham gia bảo hiểm của cơ quan bảo hiểm không có tên họ. Theo đó, thì một số cô nuôi như Lê Thị Trúc, Trần Thị Mẫu Thu, Dương Thị Hoàng Hoa, Dương Thị Thanh Việt … thì từ tháng 1 đến tháng 8/ 2015 các cô này không tham gia BHXH.
Một cô nuôi (đề nghị giấu tên) cho biết: “Toàn bộ những cô nuôi hợp đồng của trường là những người được chuyển từ nới khác về hoặc là những bạn sinh viên mới ra trường có đầy đủ bằng cấp được nhà trường tuyển. Trong quá trình làm việc mọi người đều chấp hành đúng mọi nội quy cũng như tham gia đầy đủ việc đóng nộp BHXH. Dù khác với những cô giáo chính thức, các cô nuôi dạy hợp đồng như chúng tôi phải đóng 100% tiền BHXH mà không được nhận sự hỗ trợ của nhà trường. Chúng tôi đóng BHXH đã bắt đầu từ đầu năm nhưng khi nhận được thẻ lại chỉ từ tháng 10 tới tháng 12/2015 mà không biết những tháng trước chúng tôi đóng thì thế nào?”.
Trường mầm non Bắc Hồng “ăn chặn” tiền đóng bảo hiểm của cô nuôi.
Trao đổi về vấn đề này, cô Nguyễn Thị Hồng – Hiệu trưởng Trường mầm non Bắc Hồng cho rằng: “Tất cả các giáo viên trong nhà trường đều đã tham gia đóng BHXH từ đầu năm thậm chí bắt đầu đóng từ cuối năm ngoái, và không hề nợ một khoản nào ở Công ty bảo hiểm. Hàng tháng bảo hiểm có gửi trích ngang danh sách về cho nhà trường, nếu thiếu thì phía bảo hiểm đã đòi”.
Lý giải rõ hơn về vấn đề này, kế toán của trường cho hay, “Hàng tháng các cô vẫn đóng bảo hiểm đầy đủ và tôi cũng đã nộp lên bảo hiểm. Tuy nhiên, do trục trặc việc chuyển sổ bảo hiểm của cô Dương Thị Thanh Việt từ trường cũ về nên đã làm chậm việc làm bảo hiểm cho 4 cô khác nên tới tháng 10 các cô này mới có thẻ bảo hiểm dù các cô đã đóng từ tháng 1, vậy nhưng trong sổ bảo hiểm vẫn thể hiện việc các cô đã đóng nộp từ đầu năm”.
Khi phóng viên thắc mắc: Trong danh sách trích ngang của tại Bảo hiểm xã hội thị xã Hồng Lĩnh thì từ tháng 1 đến tháng 8/2015 các cô nuôi dạy hợp đồng không tham gia đóng bảo hiểm? Thì lúc này hai cô mới lúng túng và cho rằng có sự nhầm lẫn nào đó, vì mình không để ý nên không biết đến sự sai sót này và hứa sẽ cho kiểm tra và thông tin lại với phóng viên.
Bảng ghi quá trình đóng BHXH, BH của cô nuôi Trần Thị Mẫu Thu thể hiện từ tháng 1 đến tháng 8/2015 “không tham gia”.Theo các cô nuôi, việc có sai sót danh sách người đóng bảo hiểm ở trường mầm non Bắc Hồng không thể là “nhầm lẫn” một cách “vô cớ”. Khi các cô chưa đóng bảo hiểm trong một thời gian dài ?. Vì có nhiều cô nuôi đều ở trong danh sách ấy mặc dù họ đã đóng tiền từ đầu năm. Vậy sự “nhầm lẫn” này là cố tình chứ không phải là vô tình “nhầm lẫn”.
Liên quan đến vấn đề này bà Nguyễn Thị Hoài, giá đốc Bảo hiểm thị xã Hồng Lĩnh cho biết: “Trường mầm non Bắc Hồng đóng bảo hiểm nhưng thế nào thì chúng tôi lưu lại như thế. Đồng thời cũng cung cấm danh sách trích ngang một số cô nuôi của trường mầm non Bắc Hồng đều thể hiện từ tháng 1 đến tháng 8/2015 không đóng bảo hiểm xã hội.
Báo Đới sống & Tiêu dùng sẽ tiếp tục thông tin sự việc Điều 215. Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 174, 352, 354 Bộ luật này thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội; b) Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; đ) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 500.000.000đ trở lên thì bị phạt tù từ từ 05 năm đến 10 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. |
Theo Diễm Phước - Thiên An Đời sống & Tiêu dùng