Thực hiện công văn 19128/BTC-TCHQ của Bộ tài chính: Doanh nghiệp “chết đứng” vì Bộ tài chính “áp đặt” thời hạn kinh doanh

Thứ bảy - 10/06/2017 11:04
Sau khi báo chí phản ánh thực trạng vướng mắc khi thực hiện công văn số 19128/BTC-TCHQ của Bộ tài chính, khiến “Hải quan gặp khó, doanh nghiệp khóc ròng”, ngày 13/1/2015, Bộ tài chính đã có công văn phản hồi số 404/BTC-TCHQ do Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn ký. Theo đó, hàng hóa thông quan nhập khẩu sẽ không phải bắt buộc kiểm tra 100% đối với tất cả các lô hàng, nhưng đối với hàng hóa tái xuất, Bộ tài chính vẫn giữ nguyên quan điểm “kiểm hóa 100% lô hàng”, không những thế, quy định không hoàn thuế với những lô hàng quá thời hạn 365 ngày gần như “áp đặt” thời hạn kinh doanh cho Doanh nghiệp, khiến rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh XNK mặt hàng lâm sản (gỗ) “chết đứng”.
Quy định thiếu thực tế

Trước đó, ngày 30/12/2014 Bộ Tài Chính đã ban hành Công văn số 19128/BTCTCHQ chỉ đạo các Cục Hải quan, Cục Thuế địa phương “không được thực hiện thủ tục hoàn thuế đối với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá, gỗ nhập khẩu sau đó tái xuất nhưng quá hạn 365 ngày kể từ ngày nhập khẩu”. Đối với các trường hợp trong hạn 365 ngày thì phải kiểm tra thực tế 100% lô hàng khi nhập khẩu và kiểm tra thực tế 100% lô hàng khi tái xuất thì mới đủ điều kiện hoàn thuế. Những quy định này, đã khiến lực lượng Hải quan các cửa khẩu gặp khó khăn trong việc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ quy định tại Luật Hải quan, cũng như Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính liên quan đến vấn đề này. Riêng đối với Doanh nghiệp kinh doanh, xuất nhập khẩu mặt hàng lâm sản (gỗ), thì “chết đứng”.

Ông Trần Phát Đạt, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hương Khê (Hà Tĩnh) bức xúc “Bộ tài chính quy định phải kiểm tra thực tế 100% lô hàng khi nhập khẩu và kiểm tra thực tế 100% lô hàng khi tái xuất” là không phù hợp với Luật Hải quan, với tinh thần cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt thời gian thông quan của Hải quan Việt Nam. Bởi Hải quan Việt Nam đang quản lý theo phương thức Quản lý rủi ro như Hải quan các nước trên thế giới, vì vậy việc quy định kiểm tra thực tế 100% tất cả các lô hàng không chỉ gây mất nhiều thời gian, chi phí cho doanh nghiệp mà còn gây khó khăn cho chính cơ quan hải quan khi phải kiểm tra thực tế 100% lô hàng”.

Đối chiếu với quy định của Luật Hải quan mới, cũng thấy rõ sự bất cập, khi Luật Hải quan quy định “thời gian thông quan một lô hàng phải kiểm tra là 8 tiếng đồng hồ. Đối với một số trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không quá 2 ngày”. Vậy nhưng, với việc phải kiểm tra thực thế 100% hàng hóa tái xuất, nhất là mặt hàng gỗ thì thực hiện đúng quy định này của Luật Hải quan là “bất khả thi”.

Ông Trần Ngọc Dũng- Chi cục phó Hải quan cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Quảng Trị) phân tích với báo chí: Trong thực tế, với một lô gỗ 300 khối, nếu kiểm tra thực tế 100% thì thời hạn 2 ngày là không thể thực hiện được.

Ông Lưu Việt Hưng- Trưởng Phòng nghiệp vụ Hải quan tỉnh Quảng Trị cũng đưa ra nhận định: "Trước kia, với nguyên tắc quản lý rủi ro, 4 kiểm hóa (kiểm tra 5 - 10%) làm được 2 - 5 lô hàng/ngày - tùy theo hàng . Nhưng bây giờ phải mất 1 ngày mới kiểm được 1 lô. Như vậy thời gian quá kéo dài".


Còn ông Hoàng Trọng Tài- Phó Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) thì cho biết: Việc quy định về kiểm hóa 100% Thông tư 128 không ép, nhưng công văn 19128/BTCTCHQ lại ép. Cái dở nhất là quy định không hoàn thuế đối với hàng hóa quá hạn 365 ngày. Đối chiếu với các quy định Luật, Nghị định và Thông tư thì có những cái mâu thuẫn, cần điều chỉnh trên hệ thống.

Theo ông Tài và lãnh đạo các cửa khẩu Lao Bảo, La Lay (Quảng Trị)… phân tích, thì việc thự

Ông Hoàng Trọng Tài, Chi cục phó Hải quan Hồng Lĩnh trao đổi với báo chí
c hiện quy định kiểm tra thực tế 100% lô hàng hóa tái xuất là bất hợp lý, khi bến bãi, lực lượng, xe cộ của Hải quan chưa đáp ứng yêu cầu, các Doanh nghiệp cũng phát sinh chi phí. “Doanh nghiệp nhỏ, với lô hàng ít thì không nói, nhưng với Doanh nghiệp lớn, với lô hàng lớn thì ai làm? Người đâu mà làm chứ chưa nói là máy móc”- Ông Tài nói.

Chỉ đạo trái Thông tư, Nghị định

 Tại khoản 8, điều 112- Thông tư 128 (do Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn ký) quy định về “Các trường hợp được xét hoàn thuế”, đã quy định rõ đối với hàng hóa “tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan”: “Trường hợp quá 365 ngày, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hoàn thuế, không thu thuế, kiểm tra cụ thể và báo cáo Tổng cục Hải quan để báo cáo Bộ Tài chính xem xét, xử lý từng trường hợp cụ thể”. Theo quy định này, thì đối với hàng hóa nhập, tái xuất mà quá thời hạn 365 ngày thì kiểm tra, báo cáo Tổng cục Hải quan để báo cáo Bộ tài chính xem xét. Vậy nhưng, theo chỉ đạo mới đây của Bộ tài chính, cũng chính ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn ký, thì với trường hợp quá hạn 365 ngày sẽ không được thực hiện thủ tục hoàn thuế. Quy định này, gần như “áp đặt” thời hạn kinh doanh cho các doanh nghiệp có liên quan, trong thời hạn 365 ngày từ ngày nhập hàng về kinh doanh thì phải tìm đối tác và làm thủ tục tái xuất thì mới được hoàn thuế.

“Với quy định này, không những Bộ Tài chính làm khó Hải quan, làm khó Doanh nghiệp mà thực tế đã áp đặt thời hạn kinh doanh cho doanh nghiệp”- ông Trần Phát Đạt cho biết. Theo ông Đạt, thì công văn 19128/ BTC-TCHQ của Bộ tài chính, kể cả phản hồi số 404/ BTC-TCHQ chỉ “làm nảy sinh ra vấn đề tiêu cực chứ không phải sinh ra vấn đề tích cực”. Bởi: Nghị định 87/CP của Chính phủ không quy định về thời gian, Thông tư 128 của Hải quan quy định về thủ tục Hải quan cũng chỉ quy định nếu quá 365 ngày thì báo cáo lên Tổng cục Hải quan… Vậy Bộ tài chính lấy căn cứ đâu? lý do gì quy định quá thời hạn 365 ngày thì không được thực hiện thủ tục hoàn thuế? Đối với mặt hàng gỗ, đã có Thông tư quy định khi xuất bán phải có xác nhận của Kiểm lâm sở tại, vậy khi đưa hàng ra Cửa khẩu để tái xuất mà còn phải kiểm tra thực tế 100%, kiểm tra từng thanh gỗ là không phù hợp thực tế, gây ra thủ tục phiền hà tốn kém.

“Nếu Hải quan theo dõi cho Doanh nghiệp từ khi bốc hàng lên, cộng với sự chứng kiển kiểm tra của Kiểm lâm sở tại thì tốt, không thất thoát, không gây tốn kém, chứ kiểm tra tại cửa khẩu thì mất thời gian, gây tốn kém. Như nhiều Doanh nghiệp kinh doanh gỗ ở Hà Tĩnh, mỗi lần tái xuất cả trăm công hàng, tuân thủ đúng việc kiểm tra thực tế 100% lô hàng thì phải làm hàng tháng trời”- ông Đạt cho biết.

Đại diện Doanh nghiệp Vân Hà (Hà Tĩnh) cũng khẳng định: Quy định kiểm tra thực tế 100% lô hàng khi tái xuất này, cũng chính là một nguyên nhân chủ quan khiến Doanh nghiệp kéo dài thời gian, không tái xuất hàng trong 365 ngày được. Trong lúc đó, Doanh nghiệp kinh doanh nào cũng phải có hàng tồn kho, cũng phải tìm đối tác… Cứ áp đặt thủ tục, áp đặt thời hạn là giết chết doanh nghiệp.

Theo tìm hiểu của PV, hiện tại ở Hương Khê (Hà Tĩnh), có 3 Doanh nghiệp đã hoàn tất hồ sơ hoàn thuế lâu rồi, nhưng đến nay cũng chưa được hoàn thuế theo luật định. Nếu tính rộng ra cả Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình… thì hàng tồn kho, đã tái xuất chờ hoàn thuế là một con số vô cùng lớn.

Vấn đề đặt ra là, đang có sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn và văn bản chỉ đạo liên quan đến vấn đề này. Không những thế, việc quy định về thủ tục kiểm tra, quy định về thời hạn hoàn thuế này của Bộ tài chính, đã đi ngược lại với tinh thần phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp thường trực của Chính Phủ ngày 19//8/2014: “Quản lý Nhà nước không phải là giành thuận lợi cho chúng ta mà quản lý là để tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, làm ăn”.


Theo Bùi Tiến Bảo vệ pháp luật

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây