Kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cho thấy, nguyên nhân làm 3 người uống rượu tử vong tại bản Chà Lắn, xã Hữu Lập (Kỳ Sơn, Nghệ An) là chất Koumin - hợp chất có trong cây lá ngón. Còn tại xã Cà Dy (huyện Nam Giang, Quảng Nam), 3 trường hợp vừa tử vong do nghi ngộ độc rượu vẫn đang chờ kết quả xét nghiệm mẫu rượu của cơ quan chức năng.
Hàng chục người dân thôn Pà Păng, xã Cà Dy đến Trung tâm Y tế huyện Nam Giang cấp cứu lo sợ ngộ độc rượu. Ảnh: T.H
"Nói về kiểm soát rượu quê, chắc chắn là không làm nổi! Vì người dân hay nấu chui. Việc này chính quyền địa phương mới nắm rõ lò nào nấu rượu, lò nào pha chế rượu. Còn Sở chỉ ban hành văn bản chỉ đạo các tuyến huyện, cơ sở thực hiện thôi…”. Ông Nguyễn Văn Văn - |
Chị Đinh Thị Thang (32 tuổi, vợ nạn nhân A Viết Giang ở xã Cà Dy) khóc kể: “Chồng tôi và những người cùng uống rượu đã tử vong, không ai là người nghiện rượu. Hàng ngày họ còn phải lên nương, lên rẫy, đi làm thuê để nuôi sống gia đình. Đối với người dân lao động miền núi, sau ngày lao động họ thường nhâm nhi “giải mỏi” và để chống cái lạnh về đêm. Mọi lần cũng vậy, nhiều năm rồi, có sao đâu. Giờ đây, các anh ra đi đột ngột, sao mà đau thương quá…”.
Trao đổi với NTNN, ông Ka Phu Kiên - Phó Chủ tịch UBND xã Cà Dy cho biết: “Lâu nay, địa phương liên tục phối hợp với các ngành chức năng tổ chức kiểm tra các lò nấu rượu trên địa bàn. Nhưng đa số các lò nấu rượu theo cách dân gian, bữa nấu bữa không nên khó kiểm soát xử lý. Hiện mỗi thôn trên địa bàn xã có khoảng 1 - 2 lò nấu rượu. Sau vụ việc đáng tiếc trên, mấy hôm nay xã đã tổng kiểm tra, kiểm soát tất cả các lò rượu, tiệm tạp hóa bán rượu”.
Không kiểm soát nổi rượu quê
Theo ghi nhận của PV NTNN, các xã miền núi Quảng Nam đều có lò nấu rượu, tiệm tạp hóa bán rượu, đa số là rượu nấu (dân gian gọi là rượu gạo - PV), không có nguồn gốc, nhãn mác và không được kiểm chứng, kiểm định của các cơ quan chức năng. Việc nấu rượu này rất đơn giản, các chủ lò mua men đủ các loại về trộn với cơm ủ vài ba ngày, sau đó đem đi nấu và mang bỏ cho các tiệm tạp hóa.
Công tác quản lý của các ngành chức năng cũng lơ là, nên các lò nấu rượu vô tư nấu chui, các chủ tập hóa vô tư bán, ít bị “hỏi thăm”, còn người dân cũng vô tư “nạp” các thần men này vào người mà không biết chúng độc hại như thế nào.
Tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang, mới đây lại có hàng chục thanh niên ùn ùn đến khám, hầu hết đều có triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, hoa mắt. Anh Bờ Nước Chuối (thôn Pà Păng, Cà Dy) cho hay: “Hôm trước, em uống rượu với các thanh niên trong thôn. Rượu đó do người gần nhà nấu, cung cấp cho nhiều thôn trong xã. Tụi em tin tưởng rượu nấu nên mới mua về uống, không ngờ đã có 3 người chết cũng do mua rượu từ lò nấu đó. Giờ thấy sợ quá, chắc em bỏ rượu luôn…!”.
Bác sĩ Chờ Rum Thanh Vòm - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nam Giang - cho biết, liên tiếp những ngày qua, đơn vị đã tiếp nhận và điều trị 37 ca nghi ngờ ngộ độc rượu: “Cùng với công tác điều trị và tư vấn cho người bệnh, Trung tâm Y tế huyện còn vận động bệnh nhân cũng như người nhà hạn chế sử dụng bia, rượu, nhất là bia, rượu không có nguồn gốc, hết hạn sử dụng... để phòng tránh ngộ độc”.
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn