Phát hoảng với 4 kiểu ‘ngồi trên trời’ làm luật ở VN

Thứ tư - 07/06/2017 11:02
Hãy cùng nhìn lại những chủ trương, chính sách được đề xuất hoặc ban hành bị dư luận “ném đá” dữ dội nhất trong năm qua.
1. Thịt tươi chỉ được bán không quá 8h

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn không hài lòng với việc thi hành kỷ luật hời hợt, đã yêu cầu Cục Thú y làm lại quy trình xác định trách nhiệm và kỷ luật thích đáng với cán bộ đã “đẻ” ra quy định phi lý: thịt tươi chỉ được bán không quá 8h, để rồi sau đó văn bản đã bị đình chỉ thi hành, thu hồi.

Vào tháng 8 năm ngoái, quy định về thịt tươi sống không được bảo quản lạnh chỉ được bán trong vòng 8 tiếng đã gây ra hai hai luồng dư luận. Một mặt nó được ủng hộ vì đảm bảo an toàn vệ sịnh thực phẩm, nhưng một mặt không mấy ai tin quy định này sẽ khả thi vì còn quá xa vời với thực tế.

Vào tháng 8 năm ngoái, quy định về thịt tươi sống không được bảo quản lạnh chỉ được bán trong vòng 8 tiếng đã gây ra hai hai luồng dư luận 

Trước quy định mới, ngay cả những tiểu thương ở thành thị cũng  tỏ ra bối rối khi thực hiện. Trong khi đó, đối với người tiêu dùng dù ủng hộ an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng cũng không tin quy định này sẽ thực hiện được.


Ông Cấn Xuân Bình, Quyền Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội cũng thừa nhận, quy định này  sẽ rất khó thực hiện và phải có thời gian. Hà Nội có 1.200 chợ cóc, chợ nhỏ nằm ở rải rác ở các quận, huyện.

Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cũng cho rằng, việc tổ chức thực hiện là khó, vì thói quen đã lâu rồi, quy trình hiện nay như ngoài chợ thì không thực hiện được.

Trước các phản ứng này, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát cũng cho rằng,phải đưa ra được quy định sát với thực tế, khả thi, giảm thiểu tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp, và phải có bước đi phù hợp, chứ nóng vội quá cũng không được.

2. Phạt nặng xe không chính chủ

Ngày 24/12 vừa qua,  Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng thừa nhận “quản lý được xe chính chủ thì sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Nhưng khi thực hiện quy định thì cơ quan tổ chức thực hiện không đúng bản chất của quy định dẫn đến việc lực lượng thi hành hiểu không đúng, nên truy người đang điều khiển phương tiện có phải là chính chủ không. Điều này là không đúng bản chất của nghị định và cũng không đúng bản chất của luật.


Chính vì thế, Chính phủ đã giao Bộ Công an nghiên cứu ban hành thông tư để đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Trong khi thông tư chưa ban hành thì lực lượng cảnh sát giao thông không được xử lý hành vi đi xe không chính chủ…

Chính phủ đã giao Bộ Công an nghiên cứu ban hành thông tư để đảm bảo đúng quy định của pháp luật 

Nghị đinh số 71 có hiệu lực ngày 10/11/2012, chủ xe máy sẽ bị phạt tiền từ 800.000 - 1.200.000 đồng nếu không sang tên đổi chủ, mức phạt đối với xe ô tô sẽ từ 6.000.000 - 10.000.000 đồng.


Ngay lập tức chuyện phạt xe không chính chủ cũng lại gây ồn ào dư luận. Những người tham gia giao thông cũng hoang mang vì bản thân mình đang sử dụng những chiếc xe mang tên người khác.

Trước đó, vào năm 2008, khi dư luận chưa hết băn khoăn với quy định người thấp bé, nhẹ cân (chiều cao đứng dưới 1,45 m, trọng lượng dưới 40 kg) không được đi xe máy trên 50 cc, lại “choáng với” quy định về... bộ ngực. Theo đó, người có vòng đo ngực trung bình dưới 72 cm không được cấp bằng lái hạng A1, tức cũng không được đi xe trên 50 cc.

Câu chuyện này lại một lần nữa cho thấy Việt Nam vẫn còn bất ổn trong khâu làm luật.

3. Ghi tên cha mẹ trên mẫu CMTND mới

Sáng 24/12/2012, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường đã phải nhận khuyết điểm về quy trình thẩm định thông tư về mẫu chứng minh thư mới có ghi tên cha mẹ.

Theo đó, CMND mới có kích thước chuẩn quốc tế (85,6 mm x 53,98 mm) được làm bằng chất liệu nhựa. Trên CMND mới, mặt trước sẽ có những thông tin cơ bản của cá nhân công dân như họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quê quán, nơi thường trú.

Mặt sau có mã vạch hai chiều, dấu vân tay ngón trỏ trái và phải, đặc điểm nhận dạng, họ và tên cha, họ và tên mẹ.  

Mặt sau có mã vạch hai chiều, dấu vân tay ngón trỏ trái và phải, đặc điểm nhận dạng, họ và tên cha, họ và tên mẹ. CMND mới có 12 con số tự nhiên so với mẫu cũ chỉ có 9 số, do Bộ Công an cấp và quản lý thống nhất trên toàn quốc. Thời hạn của CMND mẫu mới vẫn giữ nguyên như cũ - 15 năm.


Nội dung của thông tư 27 lập tức gây ra những phản ứng không tích cực trong dư luận, nhiều người cho rằng việc ghi tên cha mẹ trên CMTND là phản cảm, khiến nhiều người buồn...

Thậm chí theo nó còn vi phạm Điều 16 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em “Không trẻ em nào phải chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như những sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của các em”.

4. Viếng đám ma không quá 7 vòng hoa, không được để ô kính trên nắp quan tài

Chiều 10/1 vừa qua, TS Lê Hồng Sơn - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) ký văn bản "tuýt còi" Nghị định 105/2012 của Chính phủ về tổ chức tang lễ cán bộ, công chức, viên chức.

Theo ông Sơn, qua xem xét đã thấy một số nội dung trong Nghị định cần được trao đổi, nghiên cứu tiếp. Đó là khoản 3, điều 4 quy định "linh cữu của người từ trần quàn tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài".

Quy định trong đám tang mỗi công chức không được quá 7 vòng hoa viếng cũng bị ném đá dữ dội.  

"Thực tế hiện nay việc để ô cửa có nắp kính trên nắp quan tài được các gia đình, thân nhân của người quá cố sử dụng ngày càng nhiều", ông Sơn nói.

Không chỉ thế, quy định trong đám tang mỗi công chức không được quá 7 vòng hoa viếng cũng bị ném đá dữ dội.

Trên đây mới chỉ là 4 trong số những chủ trương, chính sách được đề xuất hoặc ban hành bị dư luận “ném đá” trong năm qua.
Theo vtc.vn

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây