Ngôi mộ làm từ một thân cây gỗ lim lớn, có chiều dài 3,6m, đường kính của thân mộ 0,7m, thân khoét rỗng, phía trong có hài cốt và nhiều đồ tùy táng bằng đồng thau. Trong đó có một chậu đồng có đường kính 49cm, khá nguyên vẹn, 2 bên chậu có 2 quai tròn, phía đáy có hoa văn hình chữ thập.
Sau khi phát hiện được ngôi mộ này ông Vinh đã thuê nhân dân di dời toàn bộ hài cốt trong mộ về nghĩa trang của xã và hiến tặng hiện vật quý này cho nhà truyền thống của xóm 2 để bảo quản trưng bày cho nhân dân tham quan.
Một số người dân ở đây cho biết, trong những năm 1986,1987, trong quá trình làm thuỷ lợi ở khu vực gần phía sau đền Bạch Mã, người dân cũng đã phát hiện nhiều ngôi mộ tương tự. Rất có thể, khu vực quanh ngôi đền Bạch Mã ngày xưa là nơi chôn cất của người Việt cổ?
Điều đáng nói, ngôi đền Bạch Mã này cũng là một ngôi cổ đền theo người dân cho biết đã có niên đại trên một nghìn năm tuổi, được Uy Minh Vương Lý Nhật Quang cho xây dựng để thờ vọng vua Lý Thái Tổ và Hoàng Thái hậu Lê Thị Phất Ngân, thân phụ của Uy Minh Vương trong thời gian ông làm tri châu ở đất Nghệ An.
Theo ông Phan Văn Hùng, Phó Ban Quản lý Di tích và Danh Thắng Nghệ An và là một người con của vùng đất Liên Thành thì đây có thể là một ngôi mộ của người Việt cổ có niên đại cách ngày nay hàng nghìn năm.
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn