Liên tục kêu oan
Ngày 30/11, TAND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến thu hồi, giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Formosa, trong đó Nguyễn Văn Bổng- nguyên Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh là đối tượng chính.
Trong phần xét hỏi, bị cáo Nguyễn Văn Bổng một lần nữa cho rằng về việc làm sai dẫn đến vi phạm của bị cáo là do bị ép tiến độ GPMB để thực hiện dự án lớn.
Trong 4 tháng, bị cáo phải thực hiện GPMB 1.600 ha đất nông nghiệp. Trong khi đó, số lượng cán bộ tham gia công tác GPMB ít nên không kiểm soát được. Hơn nữa việc sai phạm này nguyên nhân chủ yếu là do sức ép thời gian quá ngắn để GPMB. Bị cáo Bổng kính đề nghị quý tòa, cơ quan báo chí xem xét yếu tố dẫn đến vi phạm là do yếu tố khách quan mới dẫn đến việc phạm tội.
Liên tục kêu oan Ngày 30/11, TAND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến thu hồi, giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Formosa, trong đó Nguyễn Văn Bổng- nguyên Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh là đối tượng chính. Trong phần xét hỏi, bị cáo Nguyễn Văn Bổng một lần nữa cho rằng về việc làm sai dẫn đến vi phạm của bị cáo là do bị ép tiến độ GPMB để thực hiện dự án lớn. Trong 4 tháng, bị cáo phải thực hiện GPMB 1.600 ha đất nông nghiệp. Trong khi đó, số lượng cán bộ tham gia công tác GPMB ít nên không kiểm soát được. Hơn nữa việc sai phạm này nguyên nhân chủ yếu là do sức ép thời gian quá ngắn để GPMB. Bị cáo Bổng kính đề nghị quý tòa, cơ quan báo chí xem xét yếu tố dẫn đến vi phạm là do yếu tố khách quan mới dẫn đến việc phạm tội.
Tại phiên tòa xét xử, bị cáo Bổng liên tục kêu oan, đồng thời cho rằng tổng số tiền thất thoát không phải hơn 10 tỷ đồng mà chỉ là 450 triệu đồng. Bị cáo Bổng mong muốn xem xét lại 61.39 ha đất tại xã Kỳ Long vì cho rằng đây là đất nông nghiệp chứ không phải đất công. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát đã bác bỏ những luận cứ bị cáo đưa ra. Theo đại diện Viện Kiếm sát, xã Kỳ Long có 5% đất công ích, hàng năm chính quyền địa phương có phương án sử dụng. Đối với những diện tích cho dân sử dụng về mặt nguyên tắc không được bồi thường mà theo Nghị định 33, mức hỗ trợ tối đa 100% đất nông nghiệp. Nếu tất cả đất có tranh chấp, chưa có ai sử dụng, cá nhân đến khai hoang, khi nhà nước thu hồi thì được nhà nước áp giá hỗ trợ 30%. Nếu với 61,39 ha đất tại xã Kỳ Long được áp giá “cào bằng” là không đúng. Xin miễn tội để tiếp tục cống hiến Trình bày trước HĐXX, bị cáo Bổng đề nghị tòa xem xét lại 5 nội dung chính dẫn đến những vi phạm của bản thân. “Một là xem xét lại cho tôi nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội như tôi đã trình bày. Thứ hai, xem lại cho tôi bản chất phạm tôi của tôi về tiền của nhà nước. Tiền của nhà nước tôi không bỏ túi mà đưa cho tư nhân, có lợi cho địa phương về dự án như bây giờ chịu tội. Thứ ba là các thành tích, quá trình 40 năm hoạt động, cống hiến như tôi đã trình bày. Thứ tư, đề nghị hội đồng xét xử xem xét lại báo cáo của UBND thị xã Kỳ Anh tháng 7/2015. Các nội dung còn lại đề nghị HĐXX nghiên cứu ý kiến bào chữa Luật sư của tôi”, bị cáo Bổng nói.
Đại diện VKSND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị HĐXX sơ thẩm phạt bị cáo Nguyễn Văn Bổng từ 12-13 năm tù. Phạm Huy Tường (nguyên trưởng Phòng TN&MT huyện Kỳ Anh kiêm phó chủ tịch Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Kỳ Anh) 11-12 năm tù. Các bị cáo khác được đề nghị mức án từ 3-11 năm tù. Đặc biệt, bị cáo Lê Hữu Diện (nguyên Chủ tịch UBND xã Kỳ Long, Kỳ Anh) đã qua đời vì sức khỏe yếu trước ngày xét xử. Nói lời sau cùng trước tòa, nguyên Chủ tịch UBND Kỳ Anh đề nghị xem xét miễn hoặc giảm tội vì những đóng góp cống hiến trong thời gian qua. "Tôi còn 1,5 nữa là đến 60 tuổi và có 40 năm hoạt động rồi. Hiện tại tôi là một công chức của UBND thị xã Kỳ Anh. Tôi đã thi và đạt chuyên viên cao cấp từ năm 2011. Hiện nay tôi xin đề nghị miễn hoặc giảm nhẹ hình phạt cho tôi ở ngoài xã hội tiếp tục cống hiến cho quê hương”, bị cáo Bổng khẳng định. Trước đó, theo cáo trạng, từ năm 2008 đến 2009, trong quá trình thực hiện chủ trương bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương (Khu kinh tế Vũng Áng, thuộc địa bàn huyện Kỳ Anh nay là thị xã Kỳ Anh), Bổng và cấp dưới biết rõ một số diện tích đất công do UBND hai xã Kỳ Long và Kỳ Phương quản lý không thuộc diện được nhà nước bồi thường. Tuy nhiên, Bổng và thuộc cấp đã cố ý làm trái các quy định của Nhà Nước, của UBND tỉnh Hà Tĩnh để hợp thức 72,78 ha đất công do UBND 2 xã Kỳ Long (hơn 61 ha) và Kỳ Phương (hơn 11 ha) quản lý không thuộc diện đất được bồi thường thành “đất tranh chấp” và quy chủ cho các hộ dân đứng tên trong hồ sơ bồi thường để hưởng 100% tiền bồi thường đất nông nghiệp trái quy định của Nhà nước. Hành vi của Bổng và các bị can nêu trên đã gây thất thoát hơn 10,4 tỉ đồng (trong đó tại xã Kỳ Long hơn 9,6 tỉ đồng, tại xã Kỳ Phương hơn 840 triệu đồng) trong ngân sách bồi thường của dự án Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương (do Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh làm chủ đầu tư). Số tiền thất thoát hiện đã thu hồi. Cơ quan chức năng xác định đối với số tiền thất thoát trên, Bổng và Tường phải chịu trách nhiệm hình sự toàn bộ số tiền thất thoát hơn 10,4 tỉ đồng. | ||||
Bị cáo Bổng liên tục kêu oan trước tòa |
Tại phiên tòa xét xử, bị cáo Bổng liên tục kêu oan, đồng thời cho rằng tổng số tiền thất thoát không phải hơn 10 tỷ đồng mà chỉ là 450 triệu đồng. Bị cáo Bổng mong muốn xem xét lại 61.39 ha đất tại xã Kỳ Long vì cho rằng đây là đất nông nghiệp chứ không phải đất công.
Tuy nhiên, Viện Kiểm sát đã bác bỏ những luận cứ bị cáo đưa ra. Theo đại diện Viện Kiếm sát, xã Kỳ Long có 5% đất công ích, hàng năm chính quyền địa phương có phương án sử dụng.
Đối với những diện tích cho dân sử dụng về mặt nguyên tắc không được bồi thường mà theo Nghị định 33, mức hỗ trợ tối đa 100% đất nông nghiệp. Nếu tất cả đất có tranh chấp, chưa có ai sử dụng, cá nhân đến khai hoang, khi nhà nước thu hồi thì được nhà nước áp giá hỗ trợ 30%. Nếu với 61,39 ha đất tại xã Kỳ Long được áp giá “cào bằng” là không đúng.
Xin miễn tội để tiếp tục cống hiến
Trình bày trước HĐXX, bị cáo Bổng đề nghị tòa xem xét lại 5 nội dung chính dẫn đến những vi phạm của bản thân.
“Một là xem xét lại cho tôi nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội như tôi đã trình bày. Thứ hai, xem lại cho tôi bản chất phạm tôi của tôi về tiền của nhà nước. Tiền của nhà nước tôi không bỏ túi mà đưa cho tư nhân, có lợi cho địa phương về dự án như bây giờ chịu tội.
Thứ ba là các thành tích, quá trình 40 năm hoạt động, cống hiến như tôi đã trình bày. Thứ tư, đề nghị hội đồng xét xử xem xét lại báo cáo của UBND thị xã Kỳ Anh tháng 7/2015. Các nội dung còn lại đề nghị HĐXX nghiên cứu ý kiến bào chữa Luật sư của tôi”, bị cáo Bổng nói.
![]() |
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử |
Đại diện VKSND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị HĐXX sơ thẩm phạt bị cáo Nguyễn Văn Bổng từ 12-13 năm tù. Phạm Huy Tường (nguyên trưởng Phòng TN&MT huyện Kỳ Anh kiêm phó chủ tịch Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Kỳ Anh) 11-12 năm tù. Các bị cáo khác được đề nghị mức án từ 3-11 năm tù.
Đặc biệt, bị cáo Lê Hữu Diện (nguyên Chủ tịch UBND xã Kỳ Long, Kỳ Anh) đã qua đời vì sức khỏe yếu trước ngày xét xử.
Nói lời sau cùng trước tòa, nguyên Chủ tịch UBND Kỳ Anh đề nghị xem xét miễn hoặc giảm tội vì những đóng góp cống hiến trong thời gian qua.
"Tôi còn 1,5 nữa là đến 60 tuổi và có 40 năm hoạt động rồi. Hiện tại tôi là một công chức của UBND thị xã Kỳ Anh. Tôi đã thi và đạt chuyên viên cao cấp từ năm 2011. Hiện nay tôi xin đề nghị miễn hoặc giảm nhẹ hình phạt cho tôi ở ngoài xã hội tiếp tục cống hiến cho quê hương”, bị cáo Bổng khẳng định.
Trước đó, theo cáo trạng, từ năm 2008 đến 2009, trong quá trình thực hiện chủ trương bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương (Khu kinh tế Vũng Áng, thuộc địa bàn huyện Kỳ Anh nay là thị xã Kỳ Anh), Bổng và cấp dưới biết rõ một số diện tích đất công do UBND hai xã Kỳ Long và Kỳ Phương quản lý không thuộc diện được nhà nước bồi thường.
Tuy nhiên, Bổng và thuộc cấp đã cố ý làm trái các quy định của Nhà Nước, của UBND tỉnh Hà Tĩnh để hợp thức 72,78 ha đất công do UBND 2 xã Kỳ Long (hơn 61 ha) và Kỳ Phương (hơn 11 ha) quản lý không thuộc diện đất được bồi thường thành “đất tranh chấp” và quy chủ cho các hộ dân đứng tên trong hồ sơ bồi thường để hưởng 100% tiền bồi thường đất nông nghiệp trái quy định của Nhà nước.
Hành vi của Bổng và các bị can nêu trên đã gây thất thoát hơn 10,4 tỉ đồng (trong đó tại xã Kỳ Long hơn 9,6 tỉ đồng, tại xã Kỳ Phương hơn 840 triệu đồng) trong ngân sách bồi thường của dự án Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương (do Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh làm chủ đầu tư). Số tiền thất thoát hiện đã thu hồi.
Cơ quan chức năng xác định đối với số tiền thất thoát trên, Bổng và Tường phải chịu trách nhiệm hình sự toàn bộ số tiền thất thoát hơn 10,4 tỉ đồng.
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn