Ông Trần Văn Tuấn, Giám đốc Ban quản lý các dự án xây dựng huyện Yên Thành (Nghệ An) cho biết, công trình sữa chữa nâng cấp hồ Kí Rượu (thuộc xã Tăng Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) có tổng mức đầu tư trên 17 tỷ đồng từ nguồn vốn khắc phục bão lụt thiên tai của tỉnh. Công trình được khởi công vào hồi tháng 10/2012 do UBND huyện Yên Thành làm chủ đầu tư. Đơn vị thi công là Công ty Cổ phần xây dựng Tây An (trụ sở chính tầng 2, tòa nhà Trung Đô, Đại Lộ Lê Nin, TP Vinh, Nghệ An) và Công ty TNHH Intercon Việt Nam làm đơn vị tư vấn giám sát...
Hồ Kí có tổng mức đầu tư trên 17 tỷ đồng từ nguồn vốn khắc phục bão lụt… |
Theo đó, phần thân đập được đắp bằng đất chặt. Mái đập taluy có hệ thống giằng bê tông thép kiên cố và lát loại đá hộc dày 30cm, có đá dăm đệm (kích thước 1X2) dày 10cm cùng vải địa chống thấm. Phía sau thân đập cũng được bạt taluy trồng cỏ có hệ thống giằng bê tông tạo rãnh thoát nước…
Hệ thống mương thoát nước phía sau thân đập chưa bàn giao đã sập đổ đang phải làm lại. |
Tuy nhiên tại hiện trường, phóng viên ghi nhận được sự gian dối của nhà thầu trong quá trình thi công công trình này. Cụ thể, lớp vải địa chống thấm không có. Phần đá dăm lót dày 10cm cũng bị nhà thầu “ăn” bớt. Đặc biệt hệ thống giằng bê tông phải có théo lõi phi 10 nhưng nhà thầu sử dụng loại theo phi 8 để thi công. Hệ thống giằng bê tông này nhiều đoạn cũng bị nhà thầu rút bớt bê tông thay bằng… đá hộc.
Giằng bê tông được “đổ” bằng bằng… đá hộc. |
Theo người dân phản ánh, trong quá trình thi công công trình này không được quản lý, giám sát chặt chẽ để nhà thầu tự ý rút ruột một cách trắng trợn. Sau nhiều năm thi công đến nay công trình chưa thể bàn giao được cho chủ đầu tư mà đang phải sữa đi sửa lại nhiều chỗ nhưng cũng không dấu nổi sự yếu kém về chất lượng công trình.
Lớp vải địa chống thấm và phần đá lót 10cm ở phần mái kè bi nhà thầu “quên”…? |
Cụ thể hệ thống kè đá trên thân đập có dấu hiệu lún sâu. Phần mương bê tông thoát nước dọc đường dân sinh phía sau thân đập hầu như bị nghiêng sập nhiều đoạn. Bê tông các rãnh thoát nước dọc thân đập cũng rộ hổng, dùng tay có thể bóp bong mác vữa. Phần mương chính của cống lấy nước phía trước và sau thân đập cũng bị sụt hoẵm hàm ếch, bê tông rạn nứt. Hệ trọng hơn, phần giằng bê tông trên phần thân đập bị trúc nghiêng, gấp khúc và nhiều lõi sắt nằm “trơ găn” tách rời khỏi bê tông…
Cống lấy nước phía trước và sau thân đập cũng bị sụt hoẵm hàm ếch, bê tông rạn nứt. |
“Bàn” về chất lượng công trình này, ông Nguyễn Văn N - một người dân địa phương không khỏi lo ngại: “công trình không biết thiết kế như thế nào mà nhà thầu sửa chữa lại nhiều chỗ nhưng vẫn còn nham nhở lắm. Mùa mưa lũ đến thì chắc còn sập lún nữa…”.
Sự “hoài nghi” về chất lượng tại công trình đến những thực tại đã diễn ra trong quá trình thi công công này này là hoàn toàn có cơ sở. Vậy chủ đầu tư (Ban quản lý các dự án xây dựng huyện Yên Thành) nói gì, chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc!.
Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi lại tại hiện trường công trình trên chục tỷ đồng chưa bàn giao đã sụp lún:
Đổ hệ thống dầm bê thép giằng nhưng nằm ngoài bê tông… |
Giằng bê tông thép phía trên thân đập để lát đá không thi công để thép trơ trọi |
Mác vữa bê tông vụ vặt kém chất lượng khiến hệ thống mương thoát nước sập đổ. |
Bê tông rộ, bong tróc, nứt nhiều nơi…. |
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn