Máy bay hạ cánh tại sân bay quốc tế Incheon (một trong những sân bay tốt nhất trên thế giới) cũng là lúc trời bắt đầu sáng. Đón chúng tôi tại sân bay, cô hướng dẫn viên Lê Hoàng Huỳnh Trang (cựu sinh viên Đại học Đông Phương tại thủ đô Seoul, hiện thành viên một công ty du lịch có uy tín ở Seoul) cho chúng tôi biết nhiều về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của đất nước Đại Hàn Dân Quốc này. Để có một Hàn Quốc trở thành một trong 10 con rồng của thế giới như ngày nay, người dân sở tại đã phải nỗ lực hết mình dưới sự lãnh đạo đầy cách tân của bộ máy quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương qua mấy thập kỷ nay, trong đó giáo dục đã góp phần quan trọng mang đến sức mạnh thần kỳ cho quốc gia ở bán đảo nghèo tài nguyên thiên nhiên này cất cánh.
Hệ thống giáo dục của Hàn Quốc hiện nay cũng giống như Nhật Bản, được xây dựng theo mô hình kiểu Mỹ và phương Tây, đó là mô hình 6-3-3-3-4 (6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông và 4 năm cao đẳng hoặc đại học). Ngoài ra còn có các chương trình đào tạo sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ). Ở Hàn Quốc cũng có các trường trung cấp nghề và trường dạy nghề với thời gian đào tạo từ 2 đến 3 năm. Hệ thống giáo dục trên đây đã và đang được tiến hành hoạt động theo các cách thức khác nhau: giáo dục phổ biến, chính quy và giáo dục đặc biệt, không chính quy.
Phụ huynh Hàn Quốc cho con trải nghiệm trong những ngày nghỉ
Phương hướng của đổi mới giáo dục được xác định là: Giáo dục lấy học trò làm trung tâm; đa dạng hoá, đặc trưng hoá; tự giác và trách nhiệm; tự do, bình đẳng, cân đối; giáo dục mở thông qua mạng thông tin - số hoá; giáo dục phát triển cao trong một thời gian ngắn nhất.
Sách giáo khoa giảng dạy được viết theo nội dung của “Hai nửa bán cầu”. Hàn Quốc đã biến nội dung 2 bộ sách giáo khoa của Mỹ và Nhật Bản thành bộ sách giáo khoa của nước mình.
Các bộ môn như lịch sử, địa lý, giáo dục công dân thì được soạn theo nội dung kiến thức của nước sở tại. Học sinh từ 3 tuổi đến hết bậc trung họcđược miễn mọi thứ từ học phí, sách giáo khoa đến xe đưa đón và còn được trợ cấp mỗi thánh 10.000 Won (tương đương 2 triệu VNĐ).
Phương pháp “Dạy họcqua di sản”, dạy kỹ năng sống cũng được chứng kiến các hoạt động thực tế trong xã hội.Học sinh phải chịu trách nhiệm giữ gìn cảnh quan sạch đẹp của nhà trường. Vào đầu buổi sáng, các học sinh sẽ phải dọn dẹp và làm sạch hành lang, phòng học, cầu thang và những thùng rác trên sân trường. Trong khi những người lao công sẽ làm những công việc vất vả hơn như phòng tắm, nhà vệ sinh công cộng. Học sinh mầm non và phổ thông đến trường từ 8h đến 21h. Đây cũng là thời gian làm việc trong ngày của người lao động ở Hàn Quốc. Buổi trưa, học sinh tiểu học trở lên và cán bộ văn phòng không ngủ trưa. Ăn trưa xong nghỉ 30 phút, tiếp tục học tập, làm việc. Khi vào học, học sinh và giáo viên tất cả các cấp học đều phải bỏ dày ngoài cửa lớp, thay một đôi dày khác vào lớp để đảm bảo vệ sinh.
Giáo viên đứng lớp chỉ tập trung cho việc giảng dạy, giáo dục tại trường. Họđược ưu tiên về vật chất như mua nhà giá ưu đãi,… Lương tối thiểu khoảng 3 triệu Won/ tháng (60 triệu VNĐ), không cao so với các ngành khác nhưng vẫn đảm bảo cuộc sống.
Giáo viên chỉ chuyên tâm cho công việc giảng dạy và giáo dục, cuộc sống không bon chen. Trang phục, tác phong, giao tiếp rất mô phạm, thực sự là tấm gương để các trò noi theo. Nghề giáo có một vị trí quan trọng và nhận được sự trọng vọng của toàn xã hội.Sau mỗi nhiệm kỳ kéo dài 5 năm, các giáo viên, phó hiệu trưởng và hiệu trưởng đều phải chuyển sang trường mới thông qua một hệ thống lựa chọn ngẫu nhiên như chơi xổ số. Như vậy, hàng năm, các trường đều có một số giáo viên mới. Việc dạy thêm do các trung tâm biệt lập với nhà trường thực hiện. Học thêm chỉ diễn ra vào ngày nghỉ, hoặc ban đêm.
Một góc trường Đại học JoongBu
Các bậc phụ huynh cho rằng chỉ có học hành mới có được tương lai tươi sáng, nên họ đầu tư quyết liệt và tốn kém vào việc học hành cho con. Họ đẻ ít con để có tiền nuôi dạy và đầu tư học tập, mặc dầu chính sách dân số của họ rất mở, khuyến khích sinh đẻ.
Học sinh Hàn Quốc rất áp lực trong việc thi cử, bằng cấp. Năm cuối cấp trung học là giai đoạn khổ cực nhất trong đời học sinh. Học sinh cuối cấp đều phải học 16 tiếng mỗi ngày, trừ thời gian ăn cơm, vệ sinh và ngủ, thời gian còn lại đều dành cho việc học. Việc “cày” bài vở cần mẫn như vậy kéo dài suốt 12 tháng. Khẩu hiệu nổi tiếng với học sinh cuối cấp là “Bốn đỗ, năm trượt”, nghĩa là mỗi ngày chỉ ngủ 4 tiếng mới có cơ hội “vượt vũ môn”, nếu ngủ đến 5 tiếng sẽ trượt đại học.
Nhiều học sinh phải đứng học bài, làm bài, vì ngồi học sợ ngủ gật. Áp lực thi cử đè nặng tâm lý học sinh, hiện tượng học sinh học thêm về sau 11h đêm vẫn phổ biến. Gần đây Chính phủ Hàn Quốc có những nỗ lực nhằm hạn chế tình trạng này nhưng thực tế vẫn chưa chuyển biến.Người Hàn Quốc quan niệm “Không xây nhà quá to, không cho con nhiều tiền” nhưng lại cho con học hành đến hết khả năng.
Trong những ngày thi đại học, cả nước đi làm muộn một giờ để nhường đường cho các sỹ tử, thị trường chứng khoán cũng phải tạm thời đóng cửa. Vào ngày thi tiếng Anh, các phương tiện giao thông bị kiểm soát chặt chẽ, máy bay không được bay hoặc hạ cánh, thậm chí máy bay quân đội cũng phải ngừng hoạt động để các thí sinh tập trung cho phần thi nghe.
Chúng tôi đến thăm Trường đại học JoongBu (Hàn Quốc) vào buổi sáng ngày 06/3/2017, ánh nắng cuối đông dát vàng trên những tòa giảng đường cao tầng, vương vào những cảnh cây trơ trọi mùa trút lá, nhưng nhiệt độ vẫn 0 độ C, đoàn chúng tôi ai nấy đều lạnh tê người. Đây là trường đại học dân lập ở miền Trung, cách thủ đô Seoul khoảng 150km, nơi có sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Hà Tĩnh đang học (Hàn quốc có khoảng 70% trường đại học dân lập). Được thành lập năm 1983, trường có 2 cơ sở:cơ sở 1 là Geumsan tọa lạc tại thành phố Daejeonđào tạo 34 chuyên ngành với 5.190 sinh viên; cơ sở 2 là Goyang nằm sát thủ đô Seoul, đào tạo 20 chuyên ngành với 3.480 sinh viên. JoongBulà ngôi trường nổi tiếng về chất lượng giáo dục với khoảng 400 giảng viên có trình độ cao và gần 12.000 sinh viên được đảm bảo việc làm sau khi tốt nghiệp. Học phí rẻ thông qua các chương trình học bổng đa dạng của trường.
Đón chúng tôi, giáo sư Ly – Giám đốc trung tâm quản lý học sinh quốc tế của trường với gương mặt điển trai, tác phong thân thiện, thầy Ly dẫn chúng tôi tham quan khu giảng đường, các phòng chức năng, khu ký túc xá hiện đại gồm hai loại phòng: 2 người và 4 người, được trang bị nhà bếp và nhà ăn tiện nghi; phòng y tế học đường, phòng rèn luyện thể dục thể thao, vui chơi giải trí với các phương tiện hiện đại,…
Đoàn chụp ảnh lưu niệm với sinh viên Việt Nam tại ký túc xá
Qua lời phiên dịch của cô sinh viên năm thứ hai Lê Thị Bé Oanh (quê Phú Yên), chúng tôi biết thêm về quy mô trường lớp, truyền thống dạy và học của nhà trường. Trường đã ký kết thỏa thuận hợp tác với 54 trường đại học ưu tú trên thế giới thuộc 10 quốc gia. Đại học Joongbu có tất cả các chuyên ngành cần thiết cho một xã hội hiện đại. Hệ thống đào tạo có 23 ngành nghề thuộc hệ đại học. Nhiều chuyên ngành rất phù hợp với sinh viên Việt Nam sau này lập nghiệp, như: Kiến trúc, Xây dựng, Công nghệ ô tô, Công nghệ điện - điện tử, Ứng dụng ẩm thực, Chăm sóc sắc đẹp, Thiết kế thời trang,Nội thất, Quản trị nhà hàng, khách sạn, Tạo cảnh môi trường, Công nghệ mỹ phẩm, Khoa học Đông y, Điều dưỡng, Vật lý trị liệu, Điện ảnh,… Hệ cao học có 42 chuyên ngành.Sau khi hoàn thành chương trình đại học, các em có thể ở lại học tiếp cao học và có thể lập nghiệp tại Hàn Quốc khi có đủ kiến thức và kỹ năng.
Hiện nay, Trường Đại học JoongBu đã ký kết hợp tác với 4 trường ở Thành phố Hồ Chí Minh (Cao đẳng Kỹ thuật Thủ Đức, Trung cấp kỹ thật Quận 12, Trường Nam Sài Gòn, Trường Nguyễn Hữu Cảnh) và một số trường tại các tỉnh của Việt Nam. Mới đây, Trường đã trực tiếp ký kết với Trung tâm Cổ phần Tư vấn và Đào tạo Hà Tĩnh (Hatico) do giáo sư Kenvinkim, giảng viên của Trường thực hiện.
Sinh viên khi học ở Trường JoongBu, sau 6 tháng nhập học và học tiếng xong, ngoài giờ lên lớp ngày 2 buổi, các em có thể giành thời gian buổi tối đi làm thêm để có thu nhập. Nhà trường tạo điều kiện giới thiệu các cơ sở làm thêm cho các em.Thời gian làm thêm từ 17h – 21h và ngày nghỉ trong tuần.Thu nhập trung bình khoảng 25-30 triệu ĐVN/ tháng, có thêm tiền trang trải và gửi về quê trả dần tiền vay ngân hàng.
Ông Nguyễn Đông Phong - Giám đốc Công ty CP Tư vấn và Đào tạo Hà Tĩnh (Hatico) dẫn đầu Đoàn đến thăm trường phấn khởi chia sẻ: Đây là cơ hội tốt cho các em học sinh Hà Tĩnh khi tốt nghiệp phổ thông. Hy vọng nhiều em sẽ lựa chọn con đường lập ngiệp bằng việc trở thành sinh viên của ngôi trường này.
Hệ thống giáo dục Hàn Quốc khá linh hoạt, tạo mọi thuận lợi để phát triển khả năng của thế hệ trẻ, kích thích tính tự chủ, sáng tạo của học sinh, sinh viên. Theo môi trường học tập tiên tiến như vậy, học sinh, sinh viên không chỉ được trau dồi kiến thức chuyên môn mà còn có nhiều cơ hội phát triển bản thân. Đó cũng là những nguyên nhân để đất nước Đại Hàn Dân Quốc cất cánh.
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn