Mục sở thị công viên chục tỷ bỏ hoang lên báo Mỹ vì quá "kinh dị"

Thứ năm - 06/07/2017 08:14
Những ngày gần đây, địa danh Hồ Thủy Tiên ở Thừa Thiên - Huế bỗng dưng "nổi như cồn" khi được một tờ báo Mỹ nhắc tới với cụm từ "không dành cho những người nhút nhát".

Ngày 4/1 tờ HuffingtonPost của Mỹ đã đăng tải bài viết về Khu du lịch sinh thái Hồ Thủy Tiên (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế) với tựa đề "Công viên nước bỏ hoang không dành cho những trái tim nhút nhát".

Sau khi được đăng tải, bài viết đã thu hút được sự chú ý của đông đảo người dùng mạng quốc tế.

Ngày 8/1, PV VTC News đã đến công viên "bỗng dưng" nổi tiếng thế giới này để tìm hiểu nguyên do vì sao nó bị bỏ hoang và vì sao tờ báo của Mỹ lại nói rằng nó "kinh dị" và "không dành cho những trái tim nhút nhát".

Được đầu tư bởi Công ty Du lịch Cố đô với hơn 70 tỷ đồng. Nhiều hạng mục trong Khu du lịch sinh thái hồ Thủy Tiên đã đi vào hoạt động năm 2004. 
Theo một người bán nước trong khu du lịch sinh thái Hồ Thủy Tiên thì, trước khi Công ty Du lịch Cố đô xây dựng khu sinh thái thì Hồ Thủy Tiên vốn là một hồ nước tự nhiên nằm giữa rừng thông và khá thu hút du khách đến dạo chơi, hóng mát.

"Những năm đầu xây dựng và đưa vào sử dụng dưới dạng khu du lịch sinh thái thì Hồ Thủy Tiên cũng thu hút khá nhiều khách. Tuy nhiên, sau đó lượng khách vơi dần và để hoang hóa như thời điểm hiện tại", chị bán hàng nước cho hay.

Nguyên do khiến khu du lịch sinh thái Hồ Thủy Tiên bỏ hoang theo chị bán hàng nước là do giá vé khi ấy khá cao (50 nghìn/người ở thời điểm năm 2004 - PV) và phía công ty bắt du khách phải gửi xe ở ngoài cổng, đi bộ một đoạn dài dưới trời nắng nóng và chưa có nhiều cây xanh như hiện nay khiến lượng khách đến với khu du lịch này vơi dần.

Do không có khách, kinh doanh thua lỗ nên Công ty Du lịch Cố đô không đầu tư thêm các hạng mục trong khu du lịch sinh thái Hồ Thủy Tiên. Cán bộ, nhân viên phục vụ cũng rút dần.
"Thủy Cung" một trong những hạng mục công trình có quy mô hoành tráng bậc nhất tại khu du lịch sinh thái Hồ Thủy Tiên sau nhiều năm bị bỏ hoang đã trở nên hoang phế, xuống cấp nghiêm trọng nên tờ báo Mỹ ví nó như "phim trường kinh dị".

Nhìn từ trên "Thủy cung" xuống hồ Thủy Tiên xen lẫn rừng thông đẹp một cách thi vị.
Thực tế có rất nhiều bạn trẻ đã tìm đến "Thủy cung" để ngoạn cảnh và nhiều cặp đôi đã biến nơi này thành nơi chứng nhân của tình yêu. 
Tại "Thủy cung" đã từng là nhà hàng cung cấp đồ ăn, nước giải khát nhưng bây giờ chỉ còn là rác và tờ "menu" chỏng chơ giữa nền nhà. 
"Thủy cung" cũng đã từng có bể cá để nuôi cá phục vụ khách thăm quan và khu nuôi cá sấu với 3 con (con nặng nhất là 45kg và con nhẹ nhất là 35kg). Khi bị bỏ hoang ba con cá sấu vẫn ở chỗ cũ nên người dân phải ghi chữ để cảnh báo khách du lịch. Được biết, hiện ba con cá sấu này đã được chuyển vào nuôi tại một khách sạn ở thành phố Huế. 
"Khán đài nhạc nước" cũng là một công trình hoành tránh, một thời lung linh bởi sóng nhạc với những màn biểu diện sôi động của các ca sĩ nhưng bây giờ cũng hưu quạnh và không kém phần "kinh dị". 
Bên ngoài và lối vào khán đài nhạc nước đổ nát, cỏ rêu bao phủ, hoang tàn và lạnh lẽo. 
Khán đài hóa thành bãi cỏ. 
Sơ đồ mô hình khu du lịch sinh thái vỡ vụn. 
Một nhà vệ sinh bám đầy mạng nhện, bụi bẩn tại khu "khán đài sóng nhạc". 
Khu trò chơi thực tế ảo từng được đầu tư nhiều máy móc hiện đại nhưng sau nhiều năm bỏ hoang giờ cũng chỉ như đống sắt vụn. 
Khu "Công viên nước" từng được đầu tư tiền của nhiều và hiện đại bao nhiêu giờ thì hoang phế, cỏ mọc, rêu phong nhiều bấy nhiêu.
Ngày 8/1, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết các ban ngành trực thuộc đã có văn bản đề nghị tỉnh thu hồi đất, đề xuất phương án xử lý các tài sản trên đất đối với dự án khu du lịch Hồ Thủy Tiên (đồi Thiên An, TP Huế).

Văn bản này cũng đồng thời đề nghị giao Sở KH-ĐT Thừa Thiên - Huế tổ chức xúc tiến kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực nhảy vào dự án này.
Theo

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây