Làng nghề đúc lư đồng đỏ lửa đón Tết về

Thứ ba - 06/06/2017 12:16
Khi Tết Nguyên đán đến gần, các thợ và nghệ nhân tại làng đúc lư đồng An Hội (Q. Gò Vấp, TP.HCM), đang tất bật sáng đêm, đỏ lửa sản xuất những bộ lư đồng để phục vụ dịp Tết.

Trải qua, hơn 200 năm hình thành và phát triển, làng nghề thủ công đúc lư đồng An Hội là một những làng nghề cổ xưa của đất Sài Gòn – Gia Định. Sống cùng chiều dài lịch sử, làng nghề An Hội vẫn giữ được kỹ thuật đúc đồng bằng tay dùng khuôn đất. Bởi thế, sản phẩm đồng ở An Hội vô cùng tinh xảo, đậm chất truyền thống.

Một góc của cơ sở dùng để tạo khuôn và phơi khô khuôn.

Nằm trên đường Nguyễn Duy Cung ( P.12, Quận Gò Vấp), làng nghề đúc lư đồng An Hội, đang tất bật cho ra những sản phẩm để kịp cung ứng cho dịp Tết Nguyên đán. “Trung bình một cơ sở tại làng nghề An Hội cho ra từ 200 đến 300 bộ lư đồng/ tháng, giá của mỗi bộ từ 3 triệu cho đến vài chục triệu đồng tùy vào kích cỡ lớn, nhỏ, hình dáng, kết cấu của bộ lư” - ông Toàn chủ cơ sở đúc lư đồng Năm Toàn tại làng nghề An Hội cho biết.

Mùa Tết năm nay, mỗi chủ lò đều nhận làm từ 400 - 500 bộ lư đồng các loại nên phải tất bật suốt ngày đêm mới mong hoàn thành đúng hẹn.

Những chiếc khuôn làm từ đất sét sau khi được phơi khô sẻ được để riêng, chờ đến công đoạn đổ đồng tan chảy vào khuôn.

Để làm ra một bộ lư đồng phải trải qua nhiều bước như: chọn đất làm khuôn và nung khuôn, nấu đồng tan chảy ra để đổ vào khuôn, làm nguội, khâu mài và chạm khắc hoa văn, và cuối cùng là đánh bóng sản phẩm. Thời gian cho ra một bộ lư đồng ít nhất là 20 ngày, có khi còn dài hơn tuỳ vào họa tiết chạm khắc của khách hàng yêu cầu. Tất cả các công đoạn đều được làm bằng tay.

Ông Nguyễn Văn Thanh (52 tuổi ) thợ điêu khắc tại cơ sở Năm Toàn chia sẻ: “Để làm ra một bộ lư đồng, đòi hỏi phải nắm rõ quy trình làm ra sản phẩm, trong những khâu đó, khâu quyết định và quan trọng nhất là khâu nấu đồng. Đồng được nấu tan chảy ra ở nhiệt độ cao nhưng làm sao để đồng vừa “chín” để lấy khuôn ra khỏi lò kịp thời. Điều đó thuộc về bí quyết, đòi hỏi người thợ phải có kinh nhiệm qua nhiều năm, cach chừng kỹ lưỡng độ nóng của đồng”.

Những con lân, con nghê,... vừa ra lò sẽ được nghệ nhân tạo họa tiết và chỉnh sửa

Khâu điêu khắc họa tiết đòi hỏi người thợ phải thật tỉ mỉ được đúc kết kinh nghiệm qua nhiều năm

Mặc dù trên thị trường hiện nay, có nhiều sản phẩm lư đồng công nghiệp hình dáng và họa tiết bắt mắt, giá cả ưu đãi hơn, nhưng sản phẩm lư đồng thủ công An Hội vẫn được nhiều người ưa chuộng. Vì sản phẩm làm tay có màu bền đẹp, và độ sáng bóng lâu phai.

Những họa tiết tuyệt đẹp được các nghệ nhân đưa hồn vào bộ lư

Sau khi được tạo hình khâu đánh bóng là công đoạn quan trọng để hoàn thiệt sản phẩm

Vào những ngày này, đến đầu hẻm, làng đúc đồng Hội An bất cứ lúc nào người ta đều dễ dàng, bất gặp được âm thanh của búa đập, tiếng rèn vang cả một góc trời. Bên trong lò đúc, ngọn lửa cháy đỏ, nung nấu những sản phẩm cho kịp phục vụ dịp tết sắp đến.

Những sản phẩm chờ xuất xưởng

Hiện nay, An Hội là làng nghề đúc lư đồng thủ công duy nhất tại Sài Gòn. Theo thời gian làng nghề đúc lư đồng An Hội chỉ còn 5 cơ sở nối nghiệp tổ là: Hai Thắng, Ba Cồ, Năm Toàn, Sáu Bảnh và Út Kiển.

Theo Thanh Ngọc Khám phá

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây