Không thể khoanh tay nhìn nợ xấu

Thứ tư - 07/06/2017 09:36
Nghị trường quốc hội ( kỳ họp lần thứ 4 quốc hội khoá XIII ) lại nóng lên khi bàn về chủ đề : Nợ xấu.
Rõ ràng nợ xấu đang làm cho tình hình phát triển kinh tế trong cả nước xấu đi. Rõ ràng nợ xấu đang rơi vào bế tắc khiến cho các đại biểu đau đầu mà nhân dân cả nước cũng băn khoăn lo lắng.
Nợ xấu ngân hàng năm 2012 (Nguồn NHNN)

Ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, đại biểu Đà Nẳng, đã thẳng thắn chỉ trích thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình “ Nếu đổ vỡ kinh tế thì do ngân hàng”. Câu nói đầy trách nhiệm đó không phải dồn ông thống đốc “vào thế chân tường ”mà là sự góp ý nghiêm túc, tâm huyết của một cán bộ vì đảng vì dân...Thống đốc Nguyễn Văn Bình không thể phủ nhận nợ xấu là do khách quan, do doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả mà do chính ngành mình. Chúng ta đều hiểu ngân hàng là “túi tiền khổng lồ” quốc gia, tiền này được huy động từ nhân dân là mồ hôi và nước nước mắt của nhân dân. Có được đồng tiền đó cũng là máu của bao anh hùng liệt sĩ đổ xuống để ngân hàng được hoạt động trong một nước hoà bình, tự do, độc lập. Lẽ ra thống đốc ngân hàng nhà nước phải là người chỉ đạo sâu sát và đúng nguyên tắc của ngành mình để có một hệ thống ngân hàng lành mạnh với chính sách tài khoá rõ ràng, nguồn vốn lưu thông theo “dòng đi, dòng về thuận lợi” .

Nợ xấu là mối lo ngại đáng kể của hệ thống tài chính. Ảnh: dantri.com

Nhưng điều đáng buồn một chuổi thời gian dài vì “lợi ích nhóm” trong hệ thống ngân hàng đã diễn ra cảnh “hỗn quân hỗn quan” mạnh ai nấy được.. Nhiều tập đoàn kinh tế làm ăn kém, gây tổn thất lớn cho nhà nước nhưng vẫn được ưu ái “bơm tiền” “rót vốn” dẫn tới thất thoát hàng trăm, hàng hàng ngàn tỷ đồng.. Hiện tượng Vinasin, Vinaline chỉ là con “sâu lớn” lộ diện còn những con sâu nhỏ khắp trong cả nước nếu “phun thuốc diệt độc” thì còn nhiều... Còn nhớ cách đây vài tháng một cuộc hội thảo “ Diễn đàn kinh tế mùa thu” tại thành phố Vũng Tàu các chuyên gia kinh tế đã quan ngại cảnh báo rằng : Nợ xấu cả nước hiện tại đã lên tới 212 ngàn tỷ đồng, nhưng thực tế nếu điều tra tiếp con số này chưa phải là con số cuối cùng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ xấu : Khi tưởng đất đai béo bở khiến nhiều đối tượng kinh doanh đất, kinh doanh địa ốc, xây biệt thự lớn, nhà sang nhưng không có khách mua. Do đẩy gia thành quá cao nên giấc mộng trở thành tỷ phú của các đại gia bị vỡ. Chưa hết ngân hàng ngoài việc “ bơm thả phanh” cho các tập đoàn kinh tế lớn làm ăn nhưng liên tục bị thất bại. Không ít những doanh nghiệp là công ty, tổng công ty do sai lầm ngay từ định hướng làm ăn , ào ạt dựng nhà máy, tuỳ tiện mua thiết bị dởm, không tìm thị trường kỹ nên chỉ trong vài năm kinh doanh sản xuất đã phải “đắp chiếu”. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, lại không chịu nổi áp lực lớn của ngân hàng về lãi suất cao dẫn tới sản phẩm làm ra bị thua lỗ nặng. . Nguy hiểm hơn nhiều tổ chức ngân hàng cán bộ nhân viên thoái hoá biến chất tiếp tay cho bọn lừa đảo, hoặc do nghiệp vụ quá non kém bị kẻ xấu lợi dụng để lập hồ sơ khống, “dự án ma” rút tiền ngân hàng.

Một thực tế khiến nhiều người sững sờ: ngành ngân hàng bao giờ cũng lớn tiếng “ lãi hàng năm”, và cũng chia nhau hưởng lộc. Mỗi ngân hàng khi “năm hết tết đến” chi thưởng tết cho nhân viên hàng chục triệu đồng, có nơi đã mạnh dạn chi hơn 300 triệu đến 400 triệu đồng cho những cán bộ “ cán bộ xuất sắc” “ đảng viên trong sáng và mẫu mực”.

Khi nợ xấu đã bắt đầu lộ diện, tất nhiên Đảng và Nhà nước không thể khoanh tay đứng nhìn và bản thân cán bộ ngân hàng cũng phải thức tỉnh lương tri. Nhưng muốn giải mã được "khối u” này phải có cuộc cách mạng lớn về thanh tra, kiểm tra tài chính trong toàn bộ hệ thống ngân hàng trong cả nước. Loại bỏ hoàn toàn những phần tử thoái hoá biến chất, “tắm và rửa sạch bẩn từ trên xuống không trừ bất cứ ai”. Có lập lại kỷ cương từ ngân hàng thì lúc đó chúng ta mới có sự chuyển biến về giảm dần nợ xấu. Còn chuyện nhà nước tăng lương cho cán bộ để có thêm sức mua, giảm nợ xấu… theo một số ý kiến đại biểu quốc hội thì chẳng mùi mẫn gì và nợ xấu lại tiếp tục to thêm nếu như ngành ngân hàng vẫn còn “ bình cũ, rượu cũ”

Theo Báo Hà Tĩnh

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây