Hoạt động y tế thời chiến ở miền Nam ra sao?

Thứ bảy - 10/06/2017 12:20
Những hình ảnh đen trắng hiếm hoi phản ánh hoạt động y tế tại miền Nam trong thời chiến, thời kỳ mà “thiên thần áo trắng” toàn vận bà ba, vừa lo cho dân vừa phải lo cho quân.


Nữ dược sĩ tên Ngọc thuộc Ban dân y miền Nam cười rạng rỡ khi nhận được thuốc từ bên ngoài tiếp tế tại kho C83 trong căn cứ Trung ương Cục, dù phải trực tiếp vác vai khá nặng.

Ở Khu lưu niệm Ban dân y miền Nam (thuộc Trung ương cục R) trong rừng Chàng Riệc (cạnh cửa khẩu Sa Mát thuộc H. Tân Biên, tỉnh Tây Ninh) có khá nhiều ảnh đen trắng giới thiệu hoạt động y tế trong thời chiến.

Những hình ảnh này do CLB truyền thống Ban dân y miền Nam sưu tầm, lưu giữ và trưng bày nhằm giúp giới trẻ hiểu thêm những khó khăn cũng như sáng tạo để vượt qua mà hoàn thành nhiệm vụ người thầy thuốc.

Phóng viên Gia đình & Xã hội xin giới thiệu cùng bạn đọc chùm ảnh đen trắng độc đáo này.

Mổ cấp cứu thương binh trên xuồng ba lá, ê kíp mổ thì đứng dưới sình, giữa ánh nắng chói chang và lau lách cỏ dại xung quanh.

"Phòng nha" của bác sĩ Tám Trai là lán trại giữa rừng, dụng cụ thiếu thốn, đang làm sạch răng lợi bằng máy đạp chân. Nhưng nhờ phòng nha dã chiến này mà quân-dân được chăm sóc răng miệng.

Trong thời chiến ta cũng có thiết bị chụp X-Quang. Nhưng các kỹ thuật viên vận hành máy "lồng lộng giữa trời" chứ không có phòng ngăn xạ như bây giờ.

Để có ống tiêm, các kỹ thuật viên buộc phải tự thổi thủy tinh để sản xuất, cung ứng đến các "mặt trận y tế".

Trẻ em ở vùng kháng chiến được các tổ phòng chống dịch lưu động thuộc Ban dân y miền Nam chủng ngừa.

Không chỉ trẻ em, người lớn cũng được chủng ngừa để ngăn bệnh tật lây lan.

Còn đây là tổ dịch tể với hai "chiến mã" thời bấy giờ là Honda 67 và Honda 90 đang lên đường điều tra phòng chống dịch bệnh.

Một bé trai ở vùng chiến khu Bời Lời mắc bệnh truyền nhiễm được chăm sóc y tế tại bệnh viện dã chiến.

Bác sĩ Trần Thị Trung Chiến, người sau này là nữ Bộ trưởng Y tế đầu tiên của Việt Nam, hiện là Chủ nhiệm CLB truyền thống Ban dân y miền Nam, đang thăm khám bệnh tại Ban cơ yếu thuộc Trung ương Cục.

Đo để làm chân giả giúp thương binh đi đứng dễ dàng hơn. Chân giả được làm từ cây rừng.

Theo Đỗ Bá (Gia đình & xã hội)

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây